1. Người không nên ăn vải
Người bị tiểu đường
Quả vải chứa một lượng đường rất lớn, ăn nhiều dễ bị đầy, no khiến cơ thể khó dung nạp thêm các loại tinh bột gây hạ đường huyết. Lúc này, gan sẽ không thể chuyển hóa được hết được lượng frucotose, khiến lượng đường trong máu sẽ cao bất thường, nguy hiểm đối với những người bị tiểu đường.
Chính vì vậy, người có tiền sử mắc bệnh này, cần hạn chế hoặc không ăn vải trong mùa hè.
Người thân nhiệt cao
Theo các chuyên gia, do có tính nóng, nên những người thường xuyên bị nóng trong người, hay bị nổi mụn, ban đỏ hay dễ bị cảm, có đờm cần tuyệt đối không nên ăn loại quả này để tránh bệnh thêm trầm trọng.
Trẻ em
Do có vị ngọt, lại dễ ăn, nên vải được rất nhiều trẻ em ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu cho trẻ ăn quá nhiều loại quả này sẽ gây nóng, dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể và làm trẻ bị dị ứng.
Ngoài ra, những trẻ có hệ tiêu hóa yếu cũng không nên ăn nhiều loại quả này vào mùa hè.
Người đang đói
Việc ăn vải khi đói bụng sẽ khiến cơ thể đột ngột ngấm quá nhiều đường gây viêm, nhiệt hoặc “say vải” kèm các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, bủn rủn chân tay và buồn nôn, nôn…
Để tránh nguy hại cho sức khỏe, chúng ta chỉ nên ăn vải sau bữa cơm chừng 1 đến 2 giờ đồng hồ và tuyệt đối không ăn vải lúc bụng đang “trống rỗng”.
2. Thời điểm không nên ăn vải
Ăn khi đói: Ăn vải tươi khi đói sẽ khiến cơ thể nạp quá nhiều đường trong một thời gian ngắn có thể gây say với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.
Theo TS Sơn, thời điểm tốt nhất để ăn vải là sau bữa cơm, bởi lúc này cơ thể đã tích lũy đủ lượng nước muối qua thức ăn nên không sợ say, nóng.
Nếu gặp hiện tượng say vải, bạn nên uống một cốc nước đường để cải thiện sức khỏe. Điều đó giúp bù đắp lượng đường do insuline trong cơ thể đã tăng lên để hạ nồng độ đường trong máu xuống quá mức.
Phụ nữ khi trước và trong kỳ “đèn đỏ”: Trong một vài ngày trước chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường lo âu, trầm cảm, căng thẳng về tình cảm, mất ngủ, khó chịu, bồn chồn, mệt mỏi, do sự mất cân bằng hormone estrogen và progesterone. Do đó, khi đang trong giai đoạn này, chị em cần hạn chế ăn nhiều vải thiều.
Lời khuyên của chuyên gia
Theo các chuyên gia, để vừa thưởng thức được vị ngon của quả vải, lại vừa đảm bảo được sức khỏe khi ăn cần lưu ý:
- Chỉ ăn quả vải đã chín đủ, không ăn vải xanh hoặc nhai, cắn hạt vải khi ăn.
- Không ăn vải khi bụng đói
- Không ăn quá nhiều vải cùng một lúc vì dễ bị đau rát lưỡi, sinh nhiệt, “say vải”, ngộ độc vải dẫn đến buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt. Một ngày, chỉ nên ăn từ 7 – 10 quả đối với người lớn còn trẻ em chỉ nên ăn từ 3 – 4 quả.
- Khi ăn cần chú ý ăn cả lớp màng trắng và phần trắng trên đầu quả vải vì những phần này có tác dụng giảm sinh hỏa trong cơ thể.