Mới đây trên mạng xã hội, một cô gái đã chia sẻ câu chuyện của mình khi đi khám tại một phòng khám phụ khoa. Nguyên văn chia sẻ như sau:
Hôm qua mình vào viện khám, thấy có mấy bạn nhỏ mới 20, 21 tuổi thôi mà đã bị bệnh lây qua đường yêu đương rồi đấy.
Trong lúc ngồi chờ tới lượt thì thấy có bạn sinh viên mới 20 thôi, ngồi cùng hàng ghế nên mình cũng hỏi. Thế là bạn ý bảo đi khám vì cứ ngứa ngáy với dịch ra có mùi hôi sau khi abc với bạn /trai. Mình nghe thì hơi giật mình nên có hỏi lại là ‘em đã.... rồi á?’ thì bạn ý đáp: ‘Giờ này 20 mới mất là muộn rồi đó chị, bạn em có đứa mới 15, 16 tuổi đã vào đời hết rồi’.
Thực ra mình cũng biết là tư tưởng của các bạn ý bây giờ thoáng hơn rồi, không có gì đáng trách cả. Cơ mà cũng vì còn trẻ nên nhiều bạn khá thiếu kiến thức trong vấn đề tế nhị này, để rồi cuối cùng lại bị bệnh này bệnh kia, rõ khổ.
Thực tế hiện nay, việc yêu sớm và quan hệ sớm đang trở nên cực kỳ phổ biến. Tuy nhiên đa phần, nhiều cô gái không nắm chắc cách tự bảo vệ mình, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như có thai ngoài ý muốn hoặc lây bệnh tật...
Từng có câu chuyện của một bạn nữ người Trung Quốc cách đây không lâu đã làm cộng đồng mạng dậy sóng.
Quen bạn trai qua mạng một thời gian, cô gái phát hiện mắc ‘căn bệnh thế kỷ’
Xiaoli (tên nhân vật đã được thay đổi) năm nay 24 tuổi, sống ở Trung Quốc. Từ khi tốt nghiệp, Xiaoli luôn sống cuộc sống độc thân. Vì vậy người bạn thân luôn tìm cách để giúp cô ‘thoát kiếp F.A’. Có lần, nghe người bạn thân nói rằng Xiaoli có thể kết bạn trực tuyến thông qua một phần mềm nên cô đã tải nó về. Ở ứng dụng hẹn hò này, cô quen biết với một du học sinh nam nói chuyện rất thú vị.
Sau 1 tuần nói chuyện, thấy hợp nhau nên cả hai đã quyết định hẹn gặp nhau ở ngoài đời thực. Nhìn thấy đối phương, Xiaoli vô cùng vui vẻ vì anh chàng du học sinh trông lịch thiệp hơn cô nghĩ lại còn quan tâm tới suy nghĩ của cô. Cả hai đã có buổi đi chơi ăn ý và vui vẻ.
Sau đó tất nhiên là chuỗi ngày hai người vui vẻ mặn nồng bên nhau. Tình yêu dâng trào khiến cả hai không kiểm soát và có đi quá giới hạn với nhau. Xiaoli cứ tưởng đâu mình đã tìm được ‘chân ái’ của cuộc đời.
Thế nhưng một ngày nọ, Xiaoli nhận được tin nhắn từ chàng trai rằng: ‘Em là một cô gái tốt nhưng anh xin lỗi. Bởi vì anh bị nhiễm AIDS. Em hãy đến bệnh viện ngay đi. Xin lỗi, chúng ta đừng gặp lại nhau nữa’.
Nhận được tin nhắn, Xiaoli muốn ngã quỵ vì không ngờ anh chàng ‘tâm đồng ý hợp’ với mình lại bị ‘căn bệnh thế kỷ’. Đã thế anh ta lại còn dụ cô làm chuyện đó với anh ta nữa. Cô muốn gọi hỏi thêm nữa nhưng phát hiện đối phương đã chặn số liên lạc của mình.
Khóc suốt 1 ngày, cô quyết định hôm sau sẽ tới bệnh viện với hy vọng ‘chắc mình sẽ không sao’. Cuối cùng, bác sĩ ‘đánh tan’ hy vọng mong manh của cô vì cô cũng đã nhiễm bệnh rồi. Cầm tờ kết quả trên tay, Xiaoli chỉ ước bây giờ có thuốc chữa hối hận thì tốt biết bao nhiêu…
Qua câu chuyện của cô gái trẻ dại dột trên, chắc hẳn chúng ta cũng nên tự rút ra cho mình bài học về việc yêu đương cần an toàn.
Ngoài ra, khi 'yêu', cần chú ý một số điểm sau để phòng tránh bệnh tật và sự cố ngoài ý muốn:
+ Nên sử dụng 'áo mưa' khi gần gũi với bạn khác giới trong mọi trường hợp để giảm nguy cơ lây nhiễm.
+ Không phải chỉ ‘yêu’ theo cách truyền thống thì mới có nguy cơ nhiễm bệnh mà đường miệng hay cửa sau cũng đều có nguy cơ lây nhiễm. Thậm chí, còn dễ lây hơn.
+ Kể cả xuất ngoài thì vẫn có nguy cơ bị nhiễm bệnh vì ngoài dùng ‘áo mưa’ thì chẳng có biện pháp nào để làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cả. Lý do là vì virus HIV không chỉ tồn tại trong máu mà còn có ở dịch sinh học khác của con người.
+ Ngay cả khi đã uống thuốc dự phòng HIV thì vẫn không thể thoải mái được vì nó vẫn có tỷ lệ mắc bệnh nhất định nếu không dùng biện pháp an toàn.
+ Khi ‘yêu’ với bạn khác giới, nhất định phải sử dụng ‘bảo vệ’ dù đó là vợ/chồng.
+ Không quen cùng lúc với nhiều người vì bạn ‘yêu’ càng nhiều nguy cơ càng cao, chẳng ai biết được trong số những người đó có ai mang mầm bệnh không.