Quy tắc ngầm khiến các phi tần nhà Thanh buộc phải im lặng khi làm "chuyện ấy" khi thị tẩm Vua

( PHUNUTODAY ) - Vào thời nhà Thanh, nhà vua quy định các phi tần buộc phải im lặng, không được hé răng nửa lời khi thị tẩm, lý do tại sao?

Vào thời phong kiến, Hoàng đế ngồi ở vị trí cửu ngũ chí tôn nên mọi việc liên quan tới nhà vua thì sẽ nghiễm nhiên được xem trọng. Việc thị tẩm để duy trì huyết thống hoàng gia cũng là một trong số đó. Vào thời nhà Thanh, nhà vua quy định các phi tần buộc phải im lặng, không được hé răng nửa lời khi thị tẩm, lý do tại sao?

Quy tắc ngầm khi Hoàng đế nhà Thanh thị tẩm phi tần

1647883754-913-thumbnail-width640height480_schema_article

Trong tác phẩm điện ảnh tái hiện cuộc sống hậu cung, chúng ta có thể thấy những người phụ nữ có cơ hội trở thành vợ của Thiên tử ắt sẽ được hưởng cuộc sống ăn sung mặc sướng. Thế nhưng sự thực là các phi tần trong hậu cung Trung Hoa xưa phải chịu sự ràng buộc từ vô số cung quy luật lệ. Ngay tới việc riêng tư như sinh hoạt vợ chồng giữa họ với nhà vua cũng buộc phải tuân thủ nhiều sự quản thúc nghiêm ngặt. Có giai thoại còn truyền lại rằng, bên cạnh quá trình thị tẩm với nhiều bước phức tạp và rườm rà, bản thân những phi tần này thậm chí còn không được quyền phát ra bất kỳ một âm thanh nào trong lúc được sủng hạnh.

Theo nhiều câu chuyện lưu truyền trong dân gian, ngoài việc quy định rõ ràng quá trình thị tẩm trong các bước đã nêu, hậu phi Thanh triều còn phải tuân thủ một "luật ngầm" của Hoàng đế. Luật ngầm đó là phi tử không được phép kêu lên trong quá trình sủng hạnh. Mặc dù luật này không được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật nào của Thanh triều, nhưng lại được coi là quy tắc "bất thành văn" mà ai cũng hiểu. Nguyên nhân được biết đến của quy tắc kỳ lạ này là do quản thúc của Kính Sự phòng trong việc thị tẩm của nhà vua. Do đó, quan hệ vợ chồng của Hoàng đế và phi tử không được bảo mật hoàn toàn. Các thái giám Kính Sự phòng sẽ túc trực ngay bên ngoài tẩm cung, vừa để nhắc nhở nhà vua về giờ giấc, vừa để thực hiện các yêu cầu đột xuất từ chủ tử nếu có. Điều này khiến việc thị tẩm của Thiên tử không thoải mái và tự nhiên. Nhà vua muốn tránh việc mất mặt và không bị mang tiếng là túng dục quá độ, nên đã buộc các phi tần không được phát ra bất kỳ âm thanh nào trong suốt quá trình sủng hạnh. Quy định này chỉ phục vụ cho mục đích giữ gìn thể diện cho Hoàng đế, còn những thê thiếp vẫn là người chịu thiệt.

Ngoài ra, Thiên tử và các phi tần còn phải chịu quản thúc về mặt thời gian, Hoàng đế không được sủng hạnh phi tần quá nửa giờ, tương đương với 30 phút.

Từ những quy định ngặt nghèo và quy tắc ngầm trên, không khó để nhận thấy số phận của "nghề làm phi" vốn không hoa lệ như hậu thế vẫn tưởng. Những thê thiếp của Hoàng đế bên ngoài có vẻ rạng rỡ, vẻ vang, nhưng họ phải chịu đựng những chua xót và khổ sở mà không phải ai cũng hiểu. Cũng bởi vậy mà cổ nhân Trung Hoa xưa vẫn thường truyền tai nhau câu nói: "Xuất thân bình thường có niềm vui giản dị của cuộc sống bình thường, xuất thân quyền quý lại có bi ai ít biết của cuộc sống quyền quý".

Quá trình thị tẩm với nhiều bước phức tạp và rườm rà

thi-tam-la-gi-2

Để có thể bước lên long sàng hưởng "ơn mưa móc", các phi tần buộc phải trải qua một quá trình hết sức gian nan. Bước đầu tiên của quá trình này chính là chọn người thị tẩm bằng cách lật bảng. Việc chọn ai hầu hạ đêm hôm đó phần lớn phụ thuộc vào nhã hứng của nhà vua. Vì vậy mà có những người được ưu ái sủng hạnh nhiều tới nỗi bảng tên tróc sơn, còn có những người kém may mắn thì vài năm thậm chí vài chục năm mới được Thiên tử chiếu cố một lần.

Sau đó, vị phi tử được chỉ định thị tẩm sẽ tắm rửa sạch sẽ, tới buổi tối thì buộc phải cởi bỏ y phục, bị cuộn vào chăn và để thái giám đưa tới tẩm cung của Hoàng đế. Ngay cả khi đã kề cận long sàng thì họ vẫn phải chịu sự ràng buộc của cả tá luật lệ kỳ lạ khó hiểu. Ví dụ như không được tự ý xốc chăn vào nằm mà buộc phải bò từ góc chăn nơi Hoàng đế để hở chân. Khi được sủng hạnh xong thì họ lại buộc phải bò giật lùi đi ra, sau đó bị đưa trở về tẩm cung chứ không được ngủ cùng phu quân của mình. Thậm chí số ít hậu phi còn xui xẻo tới nỗi dù đã được chọn làm người thị tẩm nhưng lại không được sủng hạnh vì hôm đó nhà vua… không có hứng thú.

Nguyên nhân chính của việc phi tần không được mặc đồ khi được đưa đến thị tẩm là để bảo vệ Hoàng đế khỏi những nguy hiểm tiềm tàng, vì lịch sử Trung Hoa đã ghi nhận không ít vụ ám sát nhà vua do các phi tần, cung nữ gây ra. Luật lệ này càng trở nên cần thiết hơn khi vào thời Minh - Thanh, nước này đang trải qua nhiều bất ổn chính trị, đặc biệt là sau khi hàng loạt người bị xử án văn tự và chết một cách bất công ở đầu thời nhà Thanh

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link