Rạch tầng sinh môn có đau đớn không?

( PHUNUTODAY ) - 90% các mẹ sinh thường phải rạch tầng sinh môn, vậy rạch tầng sinh môn như thế nào? Có đau đớn không? Các mẹ hãy cùng đọc bài viết này nhé!

Tầng sinh môn là gì? Vì sao lại cần thủ thuật này?

Có chiều dài 3-5cm, tầng sinh môn là phần mô giữa âm đạo và hậu môn. Thủ thuật rạch tầng sinh môn được thực hiện nhằm mục đích giúp cho bé chào đời nhanh chóng và tránh trường hợp sản phụ cố rặn làm rách tầng sinh môn. Vết khâu tầng sinh môn bị rách sẽ gây mất thẩm mỹ cho phụ nữ sau sinh.

Khi sinh thường, “cô bé” sẽ dần mở rộng các cơ để thai nhi dễ dàng chui ra. Tuy nhiên, mở rộng cũng có giới hạn, nhất là khi bé quá kg, đầu to hoặc khá nặng cân, việc sinh nở lúc này trở nên khó nhằn hơn. Để mọi việc suôn sẻ hơn, các y bác sĩ sẽ thực hiện một thủ thuật nho nhỏ, rạch một đường ngắn trên tầng sinh môn.

Rạch tầng sinh môn có đau không?

Sợ đau và khó hình dung là ý nghĩ đầu tiên của những bà mẹ đang mang thai sắp đến kỳ sinh nở. Liệu có đau nhiều không? Liệu có làm âm hộ giãn ra nhiều không?... Có hàng tá câu hỏi xoay quanh việc ấy và các mẹ cần lưu ý rằng: Thời điểm cắt tầng sinh môn chính là lúc sản phụ đang vật lộn với những cơn gò tử cung, cơn đau ấy còn nặng nề hơn cả vết cắt nhỏ kia.

sinh-thuong-con-to

Hơn thế nữa, bạn sẽ được gây tê tại chỗ ở vùng sàn khung chậu. Khi cơn co thắt lên tới đỉnh cao, một đường cắt nhỏ sẽ được rạch từ đáy âm đạo và thường hơi chếch sang một bên. Có những trường hợp không đủ thời gian để chích thuốc tê, nhưng bạn cũng không cảm thấy đau do các mô căng đã bị tê tự nhiên. Thực chất của việc cắt tầng sinh môn là để bảo vệ cho sản phụ.Vết rách có thể ảnh hưởng đến nút thớ trung tâm đáy chậu khiến tầng sinh môn bị nhão về sau, khi đó tầng sinh môn mất khả năng đàn hồi và khó co lại như bình thường. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ sa tử cung, âm đạo, trực tràng và bàng quang. Sau đó, bác sĩ sẽ mất một ít thời gian để khâu lại tầng sinh môn. Thông thường, lớp niêm mạc và cơ được khâu bằng chỉ tự tiêu sau 3 tuần, còn lớp da được khâu bằng chỉ nilon (cắt chỉ sau 5 -7 ngày). Việc tháo chỉ sẽ không gây đau đớn như các thai phụ vẫn lầm tưởng.

Có thể tránh thủ thuật cắt tầng sinh môn như thế nào?

Nếu các mẹ cảm thấy mình đủ khỏe mạnh và không muốn rạch tầng sinh môn, hãy nói với người hộ sinh trong những lần đi khám thai định kỳ hoặc viết yêu cầu của mình vào kế hoạch sinh rồi đưa cho người hộ sinh.

Nếu thấy thai kỳ ổn định, các mẹ có thể đề nghị sinh tại nhà hoặc ở trung tâm hỗ trợ sinh nở. Kế hoạch sinh như này sẽ là một trong những cách giúp bạn tăng cơ hội sinh thường tự nhiên mà không liên quan đến nhiều dụng cụ và những sự can thiệp khác như là rạch tầng sinh môn. Tuy nhiên kiểu sinh này không phổ biến ở Việt Nam và sẽ nguy hiểm nếu không có người đỡ đẻ chuyên môn.

Chăm sóc tầng sinh môn sau sinh

– Khi vệ sinh vùng kín, dùng nước ấm đổ từ từ giữa hai chân, rửa nhẹ nhàng. Có thể dùng nước muối pha loãng, nước trà xanh (tất cả đều phải âm ấm) vệ sinh 3 lần/ngày.

-Khi đi đại tiện hoặc trung tiện, dùng miếng khăn giấy mềm và sạch đặt nhẹ lên vết khâu để tránh bị buốt hoặt xót.

-Chọn đồ lót thoáng, rộng rãi, sạch sẽ.

-Chịu khó vận động nhẹ nhàng, giúp máu huyết lưu thông, vết thương bớt sưng.

-Ăn nhiều rau quả, trái cây, uống nhiều nước để tránh táo bón.

-Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi vết khâu lành hẳn.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link