Rằm tháng Giêng không cần mâm cao cỗ đầy: Làm 4 việc này để Tổ tiên chứng giám, giàu sang sung túc

( PHUNUTODAY ) - Các chuyên gia phong thủy cho biết, vào ngày Rằm tháng Giêng, nhớ làm 4 điều này để cả năm bình an, giàu có.

Rằm tháng Giêng là ngày Rằm đầu tiên của năm mới, dân gian thường gọi là “Thiên quan tấn phước”. Các chuyên gia phong thủy cho biết, vào ngày Rằm tháng Giêng, nhớ làm 4 điều này để cả năm bình an, giàu có.

Thắp hương gia tiên cầu an

Đây là công việc nên làm trong mỗi ngày Rằm, mùng 1 hàng tháng và nên thực hiện trước khi ra khỏi nhà. Đặc biệt, trong ngày Rằm tháng Giêng âm lịch, các bạn nên sắm một chút lễ thắp hương gia tiên, không chỉ để cầu bình an, tài lộc mà còn để báo hiếu với ông bà tổ tiên.

Trước khi thắp hương, cũng cần lau dọn lại ban thờ cho sạch sẽ, sắp đặt cho gọn gàng.

images (13) (1)

Đi lễ chùa

Sau khi thắp hương ban thờ gia tiên, chúng ta mới lên chùa dâng hương. Đi lễ chùa dịp đầu năm thường mang ý nghĩa cầu bình an, may mắn, sức khỏe, công việc cả năm hanh thông, đặc biệt việc đi lễ chùa trong ngày Rằm tháng Giêng lại có ý nghĩa hơn cả.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý, khi đi lễ chùa trong ngày này, không nên sắm lễ mặn, trang phục cần lịch sự, kín đáo, trang nghiêm, thể hiện sự tôn kính đối với bề trên. Quan trọng nhất là tinh thần phải an lạc, bình thản, không bày tỏ những mong cầu về vật chất, tiền bạc.

download (15)

Phóng sinh

Phóng sinh được xem như là hành động vô cùng đẹp và rất nên làm trong ngày rằm tháng Giêng. Một số loài động vật thường được thả trong ngày này đó là cá chép, cá cảnh, chim sẻ, chim ri, bồ câu, cua, lươn, ốc, rùa... hoặc bất cứ loài vật nào mà bạn thấy ngoài chợ họ bán làm thức ăn, bạn có thể dùng tiền để chuộc thân cho con vật đó và đem đi phóng sinh.

Nơi phóng sinh tốt nhất là sông, hồ lớn hoặc vào ao của nhà chùa, tránh những nơi đông người, động vật dễ bị săn bắn.

Làm việc thiện

Làm việc thiện không nhất thiết phải làm điều gì đó quá lớn lao, bạn có thể quyên góp tiền, thăm nuôi những hoàn cảnh khó khăn hoặc đơn giản chỉ là giúp đỡ những người xung quanh chúng ta.

Những hành động này không chỉ mang lại sự thanh thản trong tâm hồn mà còn giúp đỡ bao hoàn cảnh khó khăn có những cơ hội để vươn lên trong cuộc sống.

Mâm cúng Rằm tháng Giêng

Mâm cúng Rằm tháng Giêng không nhất thiết phải bày biện mâm cao cỗ đầy mà gia chủ nên “tùy tiền biện lễ” sao cho phù hợp. Nhà ít người không nên làm quá nhiều món, quá nhiều mâm cỗ sẽ rất lãng phí.

Thậm chí, gia chủ có thể cúng một đĩa xôi gấc, bánh chưng cùng với một khoanh giò trên ban thờ gia tiên.

images (13)

Với những gia đình có điều kiện hoặc đông người, mâm lễ cúng cần chuẩn bị đầy đủ hơn. Theo truyền thống, nhiều gia đình thường chuẩn bị 2 mâm cỗ, gồm: mâm cỗ chay cúng Phật và mâm cỗ mặn cúng gia tiên.

Mâm cỗ chay cúng Phật gồm: hoa quả, chè xôi, các món đậu, bánh trôi nước…

Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của bánh trôi nước (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.

Mâm lễ mặn cúng Rằm tháng Giêng truyền thống không thể thiếu thịt gà, xôi gấc, bánh chưng. Gà là vật cúng tế linh thiêng nhất, còn xôi gấc có màu đỏ, được cho là sẽ mang đến may mắn trong năm mới. Bên cạnh đó, gia chủ có thể chuẩn bị thêm các món: canh măng, bóng bì, canh miếng, canh mọc, giò chả, nem…

Tuy nhiên, món ăn trên mâm cúng còn tùy theo vùng miền. Nếu như miền Bắc có chân giò hầm măng khô, canh bóng thả, nem rán thì miền Trung thường cúng thịt lợn, giá chua, giò chả. Người miền Nam lại cúng Rằm tháng Giêng với canh khổ qua, thịt kho tàu, chả giò, gỏi tôm thịt…

Ngoài thức ăn, mâm cúng Rằm tháng Giêng không thể thiếu các đồ lễ như: hương, hoa tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu…

Theo:  xevathethao.vn copy link