Nhà không có máy sấy quần áo, giặt xong làm việc này ngay để đồ nhanh khô, bất chấp trời nồm ẩm

( PHUNUTODAY ) - Khi trời chuyển sang mùa nồm, quần áo sẽ rất lâu khô và dễ sinh ra mùi hôi. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể tham khảo các mẹo nhỏ dưới đây.

Giặt quần áo vào sáng sớm

Thời điểm tốt nhất để giặt và phơi quần áo là vào sáng sớm. Phơi quần áo vào buổi sáng sẽ giúp trang phục có thời gian khô vào ban ngày. Tránh phơi quần áo vào ban đêm vì lúc này độ ẩm tăng cao. Ngay cả khi phơi ở nơi có mái che thì quần áo vẫn có mùi khó chịu.

Sau khi giặt xong bạn nên mang quần áo đi phơi ngay, tránh để lâu tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển, sinh ra mùi hôi.

cach-lam-quan-ao-nhanh-kho-01

Xả bằng nước ấm

Nếu giặt bằng tay hoặc máy giặt không có chế độ giặt bằng nước ấm, sau khi giặt xong, bạn có thể ngâm quần áo vào nước nóng khoảng 60 độ rồi vắt ráo. Nước nóng bốc hơi nhanh sẽ giúp quần áo nhanh khô hơn.

Dùng nước xả vải

Khi giặt quần áo, bạn có thể chọn các loại nước xả vải chuyên biệt giúp quần áo nhanh khô hơn. Theo các chuyên gia, dù giặt tay hay giặt máy, bạn chỉ cần ngâm quần áo trong nước xả vải từ 10-15 phút để mùi hương thấm vào thớ vải giúp quần áo thơm lâu, tránh mùi ẩm mốc.

Trải căng quần áo

Quần áo mùa lạnh thường dày và khó khô, một số loại còn có túi, mũ hoặc thiết kế phức tạp dễ đọng nước. Chúng sẽ khiến hơi ẩm khó thoát ra ngoài.

Vì vậy, khi phơi, bạn nên trải căng quần áo ra càng nhiều càng tốt để các phần túi, mũ được thông thoáng.

cach-lam-quan-ao-nhanh-kho-02

Nếu có nhiều quần áo cần được giặt sạch, bạn nên chia chúng thành nhiều mẻ giặt khác nhau, phân loại những món đồ cần làm sạch ngay và có nhu cầu sử dụng cấp thiết hơn để giặt trước. Những món đồ không bị dính bẩn, vẫn còn khô ráo có thể để lại chờ khi trời bớt nồm ẩm rồi giặt sau.

Phơi quần áo ở nơi có không khí lưu thông tốt

Theo một số người, treo quần áo trong nhà hoặc bên cửa sổ sẽ hạn chế được tình trạng mưa ướt, đọng hơi nước. Tuy nhiên, khi thời tiết nồm ẩm, treo quần áo trong nhà sẽ càng khiến nhà ẩm hơn và làm tăng cơ hội phát triển cho các loại nấm mốc. Tốt nhất bạn nên phơi quần áo ở nơi thông thoáng. Nếu có sân thượng hoặc sân phơi thì nên tranh thủ những lúc thời tiết có nắng có gió để đem quần áo ra phơi. 

Tránh phơi quần áo ở nhà bếp hay nhà vệ sinh.

Phơi ngược quần áo

cach-lam-quan-ao-nhanh-kho-02

Đối với những loại quẩn áo vải dày như quần bò, quần áo, bạn nên dùng kẹp treo ngược ống quần lên để phần thắt lưng và miệng túi hướng xuống đất. Đây là cách giúp quần áo dày nhanh khô hơn.

Không phơi quần áo quá sát nhau

Hãy đảm bảo khoảng cách giữa hai móc quần áo ít nhất là 5 cm. Treo quần áo quá sát nhau sẽ khiến nước khó bốc hơi và làm quần áo lâu khô hơn.

Với khăn trải bàn, chăm mềm, ga trải giường, bạn có thể trải rộng và vắt lên lan can, tay vịn cầu thang, lưng ghế dài... để chúng mau khô.

Thấm bằng khăn bông lớn

Trước khi phơi, bạn có thể cho quần áo dày vào một chiếc khăn bông lớn rồi dùng tay ấm mạnh để hút bớt nước trên quần áo. Sau đó, đem quần áo đi phơi.

Sử dụng máy sấy tóc

cach-lam-quan-ao-nhanh-kho-03

Để làm khô quần áo nhanh chóng, bạn có thể dùng máy sấy tóc.

Hãy cho quần áo vào một chiếc túi nilon lớn sau đó dùng máy sấy tóc thổi thẳng vào bên trong túi để làm khô quần áo. Cách này chỉ áp dụng với các loại chất liệu chịu được nhiệt (cả quần áo và túi nilon) và dùng trong tình huống khẩn cấp, khi cần có quần áo khô để mặc ngay.

Sử dụng bàn là

Với quần áo cần mặc ngay hoặc quần áo phơi nhiều ngày mà vẫn có cảm giác ẩm, bạn có thể dùng bàn là để làm khô quần áo. Là quần áo trước khi cất vào tủ cũng giúp trang phục khô ráo, tránh được tình trạng ẩm mốc khi trời nồm.

Theo:  xevathethao.vn copy link