Rau đắng bờ mương: Đặc sản dân dã giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe

18:17, Thứ sáu 27/09/2024

( PHUNUTODAY ) - Ai ngờ rằng, một loại cây dại mọc đầy bờ mương, có vị đắng lại trở thành món ăn được nhiều người thành phố săn lùng.

Ở nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam, có những loại cây cỏ mọc hoang dại với tên gọi độc đáo mà nhiều người có thể chưa nghe đến. Tuy nhiên, chúng lại chính là nguyên liệu tạo nên những món ăn mang đậm hương vị đặc trưng. Trong vài năm gần đây, xu hướng tìm kiếm các loại rau dại và quả dại từ thiên nhiên trong cộng đồng thành phố ngày càng gia tăng, khiến cho những loại thực phẩm này trở thành đặc sản được ưa chuộng. Một trong những loài cây đặc biệt đó là rau đắng biển.

Rau đắng biển, còn được biết đến với các tên gọi như rau sam đắng hay rau ruột gà, có tên khoa học là Bacopa monnieri (L.). Đây là loại cây mọc bò, sống dai và các bộ phận của cây đều có bề mặt bóng mịn, không lông, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên đặc trưng cho loài thực vật này.

Rau đắng biển, còn được biết đến với các tên gọi như rau sam đắng hay rau ruột gà, có tên khoa học là Bacopa monnieri (L.)

Rau đắng biển, còn được biết đến với các tên gọi như rau sam đắng hay rau ruột gà, có tên khoa học là Bacopa monnieri (L.)

Loài cây này mọc hoang dại tại các kênh, mương, suối, đầm lầy và bãi biển cát trắng. Tại Việt Nam, rau đắng biển phân bố rộng rãi ở nhiều vùng đồng bằng và trung du, từ phía Bắc đến phía Nam.

Trước đây, người dân địa phương thường hái rau đắng biển để chế biến các món ăn giản dị trong bữa cơm hàng ngày. Thậm chí, nhiều người còn thu hoạch rau này để cho gia súc ăn, vì cây mọc rất nhiều nơi.

"Rau có vị đắng, độ giòn và sự thanh mát. Vào mùa, bạn chỉ cần mang rổ ra bờ ao hay bờ mương, chỉ một lúc là có đầy rổ rau. Nó rất hợp khi nấu canh cá hoặc cháo cá. Tôi vẫn còn nhớ hồi còn nhỏ, mẹ hay nấu cháo cá lóc với rau đắng biển. Ban đầu, vị đắng có thể khiến chị em tôi không thích, nhưng khi đã quen thì lại thấy hương vị rất đặc biệt.

Món ăn này nấu khá công phu. Cá lóc được làm sạch, đánh vảy và bỏ nội tạng, sau đó luộc chín và gỡ thịt bỏ xương. Gạo được rang nhẹ rồi cho vào nước luộc cá để nấu thành cháo. Trong quá trình nấu, cho thêm nấm rơm vào. Thịt cá đã gỡ sẽ được ướp gia vị trong 10 phút để thấm đều, sau đó cho vào nồi cháo sôi thêm khoảng 5 phút. Khi ăn, bạn có thể múc cháo ra bát và ăn kèm với rau đắng biển, hoặc trộn ngay rau vào cháo nóng. Đây là một món ăn đặc trưng ở khu vực Nam Bộ", chị Hương (thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp) chia sẻ.

Rau có vị đắng, độ giòn và sự thanh mát

Rau có vị đắng, độ giòn và sự thanh mát

Từng là món ăn giản dị của người dân quê, rau đắng biển hiện nay đã trở thành sản phẩm được bày bán trên các trang thương mại điện tử và trong những cửa hàng rau sạch với mức giá lên đến 60.000 đồng/kg. Hơn nữa, trong nhiều nhà hàng tại miền Nam, rau đắng biển được đưa vào thực đơn như một loại gia vị độc đáo, giúp gia tăng hương vị cho các món ăn. Du khách từ khắp nơi đến đây đều bị cuốn hút bởi vị đắng nhẹ nhưng đặc sắc của loại rau này.

Nhận thấy giá trị kinh tế từ cây rau này, trong những năm gần đây, nhiều hộ dân đã mở rộng diện tích trồng rau đắng biển để cung cấp cho thị trường. Loại rau này ưa ánh sáng mặt trời, nên vào mùa nắng, cây phát triển mạnh mẽ mà không cần đến phân bón.

Từng là món ăn giản dị của người dân quê, rau đắng biển hiện nay đã trở thành sản phẩm được bày bán trên các trang thương mại điện tử và trong những cửa hàng rau sạch với mức giá lên đến 60.000 đồng/kg

Từng là món ăn giản dị của người dân quê, rau đắng biển hiện nay đã trở thành sản phẩm được bày bán trên các trang thương mại điện tử và trong những cửa hàng rau sạch với mức giá lên đến 60.000 đồng/kg

"Rau đắng biển có thể thu hoạch suốt cả năm. Sau khi thu hoạch, tôi thường bán cho các thương lái để vận chuyển đi các tỉnh khác hoặc bán trực tiếp tại chợ địa phương. Vì cây rau rất giòn và dễ bị dập nát, nên trong quá trình thu hoạch, tôi luôn phải nhẹ nhàng và đặc biệt chú ý khi đóng gói," chị Hòa, một người trồng rau ở Đồng Tháp, chia sẻ.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Trần Thu Thủy