Ráy tai được xem là vệ sĩ của cơ thể con người, có tác dụng chống nhiễm khuẩn, ngăn bụi bẩn, côn trùng, giúp tai không bị "sốc" vì các âm thanh quá lớn và thậm chí được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Ráy tai còn có thể tiết lộ việc chủ nhân của nó có bị... hôi nách hay không. Ráy tai thường bị buộc tội là "đồ rác rưởi", chỉ cản trở âm thanh và gây nên ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy, ngay cả khi không có trong tay những đồ nghề chuyên nghiệp, nhiều người vẫn dùng cả móng tay, que diêm, cặp tóc, tăm xỉa răng... để loại trừ cho hết ráy tai.
Không hiếm người còn xem chuyện lấy ráy tai như một thú tiêu khiển, cứ vài ngày lại đến hiệu cắt tóc lấy ráy tai để thư giãn... Ráy tai nằm ở ống tai ngoài, do một loại chất nhờn tựa như mồ hôi tiết ra từ những tuyến hạch nhỏ (tuyến ráy tai) trộn lẫn với những tế bào chết rơi ra trong lỗ tai mà thành.
Nó chẳng phải thứ vô dụng như nhiều người nghĩ. Những hạt bụi bẩn trong không khí và côn trùng nhỏ nếu chẳng may bay vào lỗ tai thì chất nhờn ngăn chặn lại, không cho chúng đi sâu vào bên trong, tránh gây tổn hại đối với cơ quan thính giác.
Một số côn trùng nhỏ đôi khi bị lạc đường chui vào lỗ tai, nhấm phải vị đắng của ráy tai sẽ lập tức bò ra ngoài. Bản thân ráy tai không phải là một môi trường mà vi khuẩn có thể sinh sống. Hơn thế nữa, nó còn là chất sát trùng. Vi khuẩn chẳng may lọt vào trong lỗ tai, đụng phải thứ thuốc sát trùng này sẽ bị chết, vì vậy tai mới đỡ bị nhiễm khuẩn.
Xám
Nếu ráy tai hơi màu xám, nhưng ướt và dính, nó chỉ có nghĩa là tai bạn đang bẩn. Tuy nhiên, nếu chúng màu xám khô và giòn, kết hợp với ngứa, nó có thể là một dấu hiệu của bệnh chàm bội nhiễm.
Vàng nhạt
Ráy tai vàng nhạt là thường thấy ở trẻ dưới 8 tuổi. Tuy nhiên, nếu nó có ở người lớn, có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin B nhẹ.
Nâu đậm
Nếu ráy tai có màu nâu sẫm và dính, có thể do mồ hôi quá nhiều và bạn phải kiểm tra huyết áp hoặc cholesterol cao.
Ướt và chảy nước
Nếu chúng bị ướt và chảy nước, đó có thể là dấu hiệu của tổn thương màng nhĩ và phải đến bệnh viện để điều trị.