Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển, vậy nên những ai trong diện có nguy cơ cao bị bệnh thận cần được thầy thuốc kiểm tra thường xuyên. Nhiều trường hợp nhờ chẩn đoán và điều trị sớm, sự tiến triển đến bệnh thận mạn tính chậm lại nhưng một số trường hợp chức năng thận vẫn diễn biến xấu và cuối cùng dẫn đến suy thận.
Vai trò của thận trong cơ thể?
Thận có 4 chức năng chính: giữ cân bằng dịch trong cơ thể, các chất khoáng mà cơ thể cần để duy trì hoạt động bình thường, nhất là chất kali để kiểm soát hoạt động của thần kinh và cơ, quá nhiều hay quá ít kali cũng có thể gây ra yếu cơ và vấn đề cho tim; loại bỏ các sản phẩm giáng hóa của protein (trong thực phẩm) như urê, creatinine (tạo ra trong tiến trình vận động cơ bắp); giải phóng một số hormon thiết yếu vào máu như renin (điều hòa huyết áp), erythropoietin (EPO) giúp tủy xương tạo hồng cầu và hoạt hóa vitamin D để hấp thụ canxi trong thức ăn nhằm tăng cường cho xương.
Trạng thái đi tiểu bất thường
Những người bị suy thận sẽ có trạng thái đi tiểu khác với bình thường khi đi tiểu đêm, màu sắc và lượng nước tiểu khác khi bình thường. Nếu xuất hiện các triệu chứng này lâu ngày bạn nên nghi ngờ về sức khỏe thận của mình.
Phù
Suy thận khả năng lọc của thận sẽ suy giảm sẽ làm cho nước không thoát được ra ngoài qua đó gây nên triệu chứng phù của cơ thể.
Hơi thở có mùi khai hoặc kim loại
Đây là hậu quả do hội chứng ure huyết gây nên hội chứng này do những chất thải trong máu chưa được thoát ra. Điều đó sẽ làm cho hơi thởi có mùi khai do sự biến đổi thức ăn không được như ban đầu.
Ăn không ngon
Nhiều trường hợp, khi thấy chán ăn và buồn nôn liên tục, mọi người thường cho rằng họ gặp vấn đề tiêu hóa nhẹ. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của suy thận.
Giảm chức năng não
Nếu gặp khó trong suy nghĩ, mất trí nhớ, thay đổi tâm trạng…, bạn nên kiểm tra thận vì suy thận có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não.
Huyết áp cao
Nếu đột nhiên bị triệu chứng huyết áp cao, bạn cũng nên đi kiểm tra thận vì suy thận ảnh hưởng đến lưu lượng máu.
Đánh trống ngực
Suy thận thường khiến kali tích tụ trong cơ thể, có thể dẫn đến nhịp tim bất thường và đánh trống ngực.