Lòng già là một bộ phận của con lợn được nhiều người yêu thích. Lòng già có thể chế biến thành các món luộc, xào nướng... mà món nào cũng hấp dẫn. Mặc dù vậy, lòng già là bộ phận chứa nhiều chất bẩn và nặng mùi. Nếu không biết cách làm sạch, món ăn sẽ không hấp dẫn.
Thông thường, nhiều người rửa lòng già sẽ sử dụng muối và giấm để bóp cho đến khi sạch sẽ thì thôi. Tuy nhiên, đầu bếp chỉ ra rằng, để làm sạch lòng già, bạn cần thêm một nguyên liệu khác.
Vậy đó là nguyên liệu gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Đầu tiên, khi rửa lòng già bạn nên sử dụng bột mì để làm sạch. Dùng tay chà để bột mì hấp thu hết toàn bộ chất nhầy trên bề mặt miếng lòng. Chà khoảng 5 phút thì đem rửa lại với nước sạch.
Tiếp đó, lộn mặt trái của lòng già ra rồi cắt bỏ phần mỡ dày bên trong. Lớp mỡ này thường quá béo và cũng là một trong những nguyên nhân khiến miếng lòng có mùi hôi. Do đó, trong lúc sơ chế, bạn nên cắt bỏ nó.
Sau khi cắt bỏ phần mỡ không cần thiết, hãy thêm một thìa bột mì lớn và tiếp tục chà xát thật kỹ. Bột mì sẽ hút hết chất nhầy còn sót lại trong lòng già. Rửa lòng già dưới vòi nước cho đến khi sạch nhớt.
Cho lòng già vào trong tô và thêm 2 thìa giấm trắng. Bóp nhẹ cho miếng lòng già ngấm giấm và ngâm 20 phút. Giấm có tính axit, có thể khử mùi hôi tanh rất tốt.
Nếu không dùng giấm trắng, bạn có thể thay bằng nước cốt chanh hoặc rượu gạo. Hai nguyên liệu này cũng mang lại hiệu quả làm sạch, khử mùi hôi tốt.
Khi làm sạch lòng già, bạn không nên dùng muối chà xát miếng lòng già quá lâu vì muối sẽ làm mất nước của miếng lòng, khiến lòng càng dai.
Sau khi rửa miếng lòng già thật sạch, bạn hãy cho vào nồi, thêm nước và một thìa muối, vài lát gừng, một ít rượu nấu ăn và đặt lên bếp. Chần sơ miếng lòng già trong vài phút, không chần quá lâu khiến miếng lòng bị dai.
Gắp miếng lòng già ra rửa lại một lần nữa cho sạch rồi đem đi chế biến các món ăn mà bạn yêu thích.