Bia là loại đồ uống rất được yêu thích, tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống loại đồ uống này vì nếu lạm dụng quá có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Bia là thức uống được nhiều người ưa chuộng. |
Sai lầm "chết người" phổ biến khi uống bia cần bỏ ngay
Uống bia quá nhiều
Uống bia với một lượng quá nhiều trong một thời gian ngắn sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, khiến gan phải làm việc vất vả để đào thải độc tố có trong bia có nguy cơ tích tụ trong cơ thể.
Sự quá tải này sẽ khiến các mô gan bị tổn thương, giảm chức năng cơ tim, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến suy tim.
Uống nhiều bia cũng có thể gặp các tình trạng sức khỏe tương tự như khi uống nhiều rượu, đó là bạn có thể đối mặt với bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ, xơ cứng động mạch và đau dạ dày...
Ngoài ra, canxi, axit oxalic và nucleotide có trong bia, khi ở 1 lượng nhỏ thì có lợi cho sức khỏe, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều những chất này có thể làm tăng hàm lượng acid uric trong máu dẫn đến nguy cơ bệnh gút.
Uống bia với nước ngọt
Theo chuyên gia sức khỏe trên trang Health, nhiều người thường mắc sai lầm khi nghĩ rằng pha loãng bia với các loại nước ngọt có gas sẽ làm giảm độ cồn của bia, khi uống vào sẽ lâu say hơn. Trên thực tế, cách "chống say" này hoàn toàn phản tác dụng.
Các nhà khoa học lý giải, trong quy trình sản xuất nước ngọt có gas, người ta luôn cho vào một lượng carbon dioxide (CO2) vừa đủ để hòa tan cùng chất lỏng.
Quá trình này được thực hiện dưới dưới áp suất và áp lực cao. Khi giảm áp suất, carbon dioxide thoát ra khỏi sản phẩm dưới dạng bóng khí nhỏ làm nước "sủi bọt" như ta thường thấy.
Về cơ bản, carbon dioxide có tác dụng đẩy nhanh sự hấp thụ của niêm mạc đường ruột đối với dịch thể. Điều này lý giải tại sao khi khát nước, chỉ cần uống một ngụm nước ngọt có gas sẽ có tác dụng "giải khát", giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại trạng thái tỉnh táo.
Cũng chính vì tác dụng ấy mà khi nước ngọt có gas được pha vào bia, thành phần carbon dioxide trong nước ngọt sẽ thúc đẩy lượng cồn trong bia hấp thu vào niêm mạc đường ruột nhanh hơn. Do đó khi uống hỗn hợp "bia pha nước ngọt" sẽ khiến bạn chóng say và mệt mỏi hơn, đặc biệt khi đói bụng.
Uống bia "chay"
So với rượu, chất cồn trong bia rất nhỏ, chỉ khoảng 5% cho nên nhiều người nghĩ rằng chúng vô hại đối với cơ thể. Chính vì thế, nhiều người rất chủ quan uống bia khi bụng đang đói hoặc uống bia "chay" mà không kèm theo đồ ăn cùng.
Đây là một sai lầm nghiêm trọng vì khi bạn để bụng rỗng, chất cồn sẽ có cơ hội ngấm nhanh vào máu, gây ra những hậu quả về sức khỏe như nôn mửa, dễ say, ngất, thậm chí là ngộ độc...
Giải pháp tốt nhất là bạn nên ăn một chút thức ăn trước khi uống bia khoảng 1h để các protein, carbohydrate và chất béo có thời gian ngấm vào cơ thể.
Ngoài ra, trong khi uống bạn cũng nên ăn thức ăn để quá trình nạp chất cồn vào cơ thể chậm hơn, ít hơn, tránh những hậu quả xấu nêu trên.
Uống bia quá lạnh
Uống bia lạnh có cảm giác làm dịu nhanh những cơn khát mùa hè nhưng thực ra nếu uống bia ở nhiệt độ quá lạnh, mọi chất dinh dưỡng và cả hương vị của bia đều bị phá hủy.
Hơn nữa, việc uống bia lạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như gây ra chứng viêm họng, giảm nhiệt độ của niêm mạc dạ dày dẫn đến lạnh bụng, đau bụng, khó tiêu...
Theo các chuyên gia, nhiệt độ thích hợp nhất của bia là từ 12 - 15 độ C.
3 không khi uống bia
- Không hút thuốc lá trong khi đang uống bia bởi nó làm cơ thể mất oxy, làm tăng khả năng bị bệnh ung thư lên 30 lần với ung thư thực quản và 10 lần đối với ung thư vòm họng.
- Người đang trong thời gian uống thuốc không uống bia - vì nó sẽ ảnh hưởng tới sự phân giải và hấp thu thuốc. Bia có thể kết hợp với nhiều loại thuốc, gây tác dụng phụ, đặc biệt là với các loại thuốc kháng sinh, an thần, hạ huyết áp, chống tiểu đường và chống đông máu.
- Người bị loét dạ dày và tá tràng: Những người này thường có nhiều axit dạ dày, mà trong bia có nhiều CO2, khi vào cơ thể sẽ làm tăng axit dạ dày, gây đau bụng do vết loét kịch phát, thậm chí còn gây thủng ở nơi loét, đe dọa tính mạng.
Cách giải khi say
- Giấm: Lấy giấm ăn nấu thành một bát canh chua để ăn hoặc lấy một ly giấm nhỏ (20l25ml) uống từ từ. Ngoài ra, có thể lấy giấm ăn trộn với củ cải trắng thái lát mỏng, cho thêm vào một ít đường trắng, trộn đều rồi ăn, cũng có tác dụng giải rượu rất tốt.
- Cam: Lấy 3 - 5 quả cam tươi hoặt quýt tươi bóc vỏ ăn trực tiếp hoặc ép thành nước uống
- Vỏ quýt: Lấy vỏ quýt sấy khô, nghiền nhỏ, thêm vào 1,5gr muối, nấu canh ăn.
Mẹo nhỏ: Để giảm bớt tác hại của rượu bia với dạ dày và gan, bạn nên uống sữa hoặc ăn trứng trước khi uống. Protein cao có trong những thực phẩm này có thể phản ứng với rượu bia để giảm lượng hấp thu của rượu đối với cơ thể con người.
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Mùa hè do thời tiết nóng bức cho nên bia được sử dụng rất nhiều bởi tác dụng gây nghiện, hạ nhiệt (Bia lạnh), nhưng bia cũng rất hại cơ thể...