Tác dụng khi ăn rau mùng tơi
Mồng tơi là món ăn mát lành rất được dân gian ưa chuộng vào mùa hè. Trời nắng nóng cao điểm như gần đây mà được thưởng thức cơm với bát canh mồng tơi nấu cua thì chẳng còn gì bằng. Có thể nói, thưởng thức canh rau mồng tơi vào mùa hè sẽ giúp bạn mát từ trong ra ngoài, đồng thời phòng chống được nhiều bệnh và làm da mịn đẹp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý những điều dưới đây khi ăn rau mồng tơi.
Rau mồng tơi có đặc điểm nổi bật là chứa rất nhiều chất nhầy. Chất nhầy này có hiệu quả giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, kích thích các nhu động ruột và tác dụng nhuận tràng tốt. Chính vì vậy, rau mồng tơi có công dụng đặc biệt trong việc điều trị bệnh táo bón.
Đồng thời, chất nhầy trong mồng tơi còn có tác dụng ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo trong đường tiêu hóa. Chính vì vậy, mồng tơi rất có ích cho những người muốn giảm cân hoặc bệnh nhân có rối loạn mỡ máu.
Bên cạnh đó, mồng tơi có tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt trung, tán nhiệt, lợi đại tiện. Không chỉ thanh nhiệt khi dùng làm thực phẩm, nếu bị bỏng nhẹ ngoài da cũng có thể dùng mùng tơi giã nát đắp vào vết bỏng làm mát da, giải độc, giúp mau lành vết bỏng.
Ngoài ra, rau mùng tơi còn rất lợi sữa, chữa chứng yếu sinh lý ở nam giới làm lành vết thương, nước cốt rau mùng tơi vì có lớp màng ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Dùng lá mùng tơi dã nát có thể trị mụn nhọt, ngoài ra rau mùng tơi có thể trị say nắng, cảm nắng rất tốt.
Sai lầm nghiêm trọng khi ăn mùng tơi
Rau mùng tơi chứa nhiều purin - một hợp chất hữu cơ khi vào cơ thể sẽ biến thành acid uric. Hàm lượng acid uric trong cơ thể cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng.
Dân gian thường dùng rau mùng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón do mùng tơi có tính hàn lại nhuận tràng. Nhưng cũng tính vì đặc tính này mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu cố tình ăn phải, mùng tơi sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng.