Câu chuyện của Xiaoli như sau. Sau khi sinh nở 3 ngày, Xiaoli xuất viện về nhà, nhưng do mọi người đều bận rộn, nên Xiaoli phải tự làm việc nhà, chăm sóc bản thân và con cái. Dù cảm thấy trong người khó chịu và đau đớn trong người, nhưng Xiaoli vẫn cắn răng chịu đựng, nghĩ rằng chỉ cần đợi thêm một thời gian nữa, cơ thể sẽ bình thường trở lại.
Thế nhưng, vào ngày thứ 12 sau khi sinh, điều bất ngờ bỗng nhiên xảy đến. Hôm ấy, cô cảm thấy vô cùng đau bụng, nghĩ mình ăn phải thứ gì đó nên vội vã đi vào nhà vệ sinh. Vừa mới ngồi xuống, người mẹ trẻ hội hoảng khi nhìn thấy một “vật lạ” như miếng thịt rơi ra. Quá sợ hãi, Xiaoli gọi điện cho chồng, nhờ hàng xóm trông con giúp để đi vào bệnh viện khám.
Bác sĩ kết luận, Xiaoli bị sa tử cung nghiêm trọng. Nguyên nhân là do sản phụ đã lao động quá sức sau khi sinh. Vì tình trạng đã ở mức độ nguy hiểm nên Xiaoli phải cắt bỏ tử cung để giữ mạng sống. Xiaoli và gia đình vô cùng hối hận. Giá như cô được chăm sóc và nghỉ ngơi chu đáo, sẽ không dẫn đến hậu quả đáng tiếc này.
Nguyên nhân dẫn đến sa tử cung:
- Vùng cơ đáy xương chậu, các mô giúp nâng đỡ tử cung hoặc cổ tử cung trong khi sinh bị chấn thương.
- Sản phụ lao động quá mức sau khi sinh. Điều này dẫn đến các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị tổn thương, khiến thành tử cung bị sa xuống.
- Dị tật bẩm sinh ở tử cung, ví dụ tử cung 2 buồng, kích thước cổ và eo tử cung bất thường,...
- Phụ nữ sau sinh bị táo bón hoặc rối loạn đại tiện, khiến áp lực trong ổ bụng tăng và gây bệnh.
- Sản phụ thực hiện phẫu thuật nội soi, sinh mổ, bỏ nhau thai bằng tay hoặc sử dụng thuốc oxytocin.
Biểu hiện sa tử cung:
- Nhịp tim đập nhanh
- Huyết áp ở mức thấp (nhẹ gây choáng váng, mạnh có thể dẫn đến sốc tim)
- Ngừng cơn co tử cung
- Đau tử cung dữ dội
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sa tử cung có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thế nên, sau khi sinh, mẹ cần phải chăm sóc cơ thể thật tốt và nghỉ ngơi đúng cách.