Tình trạng mỹ phẩm giả trôi nổi trên thị trường Việt Nam không còn xa lạ. Lực lượng chức năng nhiều lần thu hồi, bắt giữ số lượng lớn mỹ phẩm không rõ hoặc ghi sai nguồn gốc, xuất xứ.
Mới đây, 1 tấn hàng giả, hàng nhái bao gồm quần áo, giày dép, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm,... đã được phát hiện và bắt giữ. Trong đó có son môi, màu mắt, chì kẻ mắt, kem làm trắng da đều ghi xuất xứ từ Hàn Quốc, nhưng thực chất là được sản xuất tại Trung Quốc.
Với nhãn mác bắt mắt và những dòng xuất xứ rõ ràng, khi được bày bán trong những cửa hàng mỹ phẩm, rất có thể người tiêu dùng đã tin tưởng mà mua với giá cao.
Ảnh minh họa |
Được quảng cáo trên mạng và các trang cá nhân là loại son dạ quang phát màu trong bóng tối, lại giữ màu lâu, có xuất xứ từ Hàn Quốc, giá chỉ từ 50-90.000 đồng/thỏi, nên loại son này đã nhanh chóng được giới trẻ rất ưa chuộng. Trong khi đó, nếu mua tại Hàn Quốc, giá một thỏi son chính hãng tính ra tiền Việt Nam khoảng trên 200.000 đồng. Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao về tới Việt Nam loại son này lại có giá rẻ hơn quá nhiều so với giá tại chính nước sản xuất ra nó?
Lực lượng chức năng cho biết, mới đây, trong số lượng lớn tấn mỹ phẩm giả vừa bị bắt giữ trên đường từ Lạng Sơn về Hà Nội tiêu thụ có loại son trên. Bên ngoài vỏ hộp son môi và nhiều sản phẩm khác như màu mắt, bút kẻ mắt, kem làm trắng da đều ghi xuất xứ Hàn Quốc. Tuy nhiên, thực chất các loại mỹ phẩm này được sản xuất tại Trung Quốc. Với nhãn mác và bề ngoài bắt mắt nếu được đưa vào các cửa hàng bán mỹ phẩm, rất có thể người tiêu dùng sẽ tin tưởng và chấp nhận mua với giá cao.
Không chỉ giả mạo hàng hóa có xuất xứ Hàn Quốc, việc giả mạo xuất xứ Viêt Nam cũng đã được các đối tượng làm hàng giả sử dụng, nhất là khi phong trào Người Việt dùng hàng Việt đang được nhiều người dân hưởng ứng.
Trong lô mỹ phẩm giả bị bắt giữ, nhiều loại mỹ phẩm mặc dù được sản xuất tại Trung Quốc nhưng lại được in chữ tiếng Việt và chỉ dẫn trên bao bì là sản xuất tại Việt Nam.
Giới sản xuất mỹ phẩm cho biết, hiện nhiều loại mỹ phẩm của Việt Nam mua công nghệ của nước ngoài bắt đầu có uy tín trên thị trường thì ngay lập tức đã được đặt làm nhái. Nhiều nghiên cứu cho biết trong những loại mỹ phẩm giả có nhiều chất gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ của người tiêu dùng.
Trong 1 tấn hàng giả và nhái vừa bị cơ quan chức năng bắt giữ, nhiều sản phẩm giầy dép, quần áo cũng đã được đặt sản xuất tại Trung Quốc nhưng chưa in nhãn mác. Khi về Việt Nam số sản phẩm này sẽ được "khoác" nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng, kể cả nhãn hàng Việt Nam chất lượng cao - loại hàng đang được người Việt Nam ưa chuộng.
Cách nhận biết rượu "rởm" đơn giản nhất (Xã hội) - (Phunutoday) - Thị trường rượu giả, rượu lậu “ sôi động” dịp giáp Tết luôn làm đau đầu các cơ quan quản lý và cả người tiêu dùng. |