Là hiện tượng cực kỳ nguy hiểm, có thể gây ra nhiễm trùng, băng huyết, gây vô sinh hoặc thậm chí tử vong.
Sót nhau thai là gì?
Nhau thai được hình thành ngay sau khi trứng được thụ tinh. Nhau thai bám vào lớp nội mạc tử cung trong bụng mẹ, là bộ phận duy trì sự sống của thai nhi bằng cách đưa dưỡng chất, cung cấp oxy cho thai nhi. Nhau thai còn có tác dụng như một lá chắn bảo vệ em bé khỏi các vi khuẩn gây bệnh. Nhờ có hormone do nhau thai sản xuất mà bào thai có thể phát triển trong suốt 9 tháng 10 ngày.
Sót nhau thai là hiện tượng nhau thai không được đẩy ra hết hoặc một phần nhau vẫn còn sót lại trong tử cung của mẹ. |
Khi em bé chào đời, nhau thai cũng được đẩy ra ngoài. Lúc sinh xong, mẹ có thể cảm nhận thêm vài cơn co nữa, thậm chí còn mạnh hơn cơn co lúc chuyển dạ. Những cơn co này có tác dụng co bóp tử cung, hỗ trợ đẩy nhau thai ra ngoài. Tùy từng người mà quá trình này kéo dài 10-20 phút, thậm chí có trường hợp kéo dài 1 tiếng sau sinh.
Sót nhau thai là hiện tượng nhau thai không được đẩy ra hết hoặc một phần nhau vẫn còn sót lại trong tử cung của mẹ. Đây là hiện tượng cực kỳ nguy hiểm có thể gây ra nhiễm trùng, băng huyết, gây vô sinh hoặc thậm chí tử vong.
Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý sót nhau thai
Nguyên nhân
Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị sót nhau như:
- Nhau thai dính vào vết sẹo do đẻ mổ trước đó hoặc do các phẫu thuật khác.
- Đẻ non
- Nhau thai không bình thường
- Nhau thai bám sâu vào thành tử cung.
- Y tá hộ sinh không lấy hết nhau ra.
- Sinh đẻ nhiều (5 con trở lên), nạo phá thai nhiều.
- Mẹ mắc các bệnh viêm nhiễm ở tử cung.
Triệu chứng
- Ra nhiều máu có màu đen, mùi hôi sau sinh
- Sốt
- Xuất hiện những cơn đau âm ỉ ở bụng dưới
- Lượng sữa ít đi
Mẹ cần chú ý đến triệu chứng chảy máu do sót nhau vì triệu chứng này dễ nhầm lẫn với sản dịch sau sinh. |
Mẹ cần chú ý đến triệu chứng chảy máu do sót nhau vì triệu chứng này dễ nhầm lẫn với sản dịch sau sinh. Nếu ra máu màu đen và có mùi hôi khác thường thì đó có thể là dấu hiệu bị sót nhau thai.
Xử lý
Sản phụ sẽ được tiêm oxytocin kích thích co bóp tử cung. Các cơn co bóp sẽ giúp nhau thai được đẩy ra ngoài. Nếu tiêm thuốc mà không có tác dụng, bác sỹ sẽ tìm hướng điều trị khác như nạo hút nhau ra ngoài, dùng kháng sinh kháng viêm.
Sót nhau thai có thể phòng tránh không?
Bạn sẽ giảm được nguy cơ sót nhau thai nếu có thai kỳ khỏe mạnh, sinh con thuận lợi mà ít có can thiệp của y tế. Kỳ diệu hơn, ôm con vào lòng sau sinh hoặc áp dụng phương pháp da tiếp da cũng hạn chế được tình trạng sót nhau. Ngoài ra cố gắng sinh thường nếu có thể và tránh tiêm oxytocin cũng là hai cách hữu hiệu giúp bạn không lâm vào trường hợp nguy hiểm này.
Khám phá những khoảnh khắc đầu tiên khi chào đời của bé (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Chắc hẳn các bà mẹ đều rất tò mò muốn biết bé yêu làm gì sau khi vừa cất tiếng khóc chào đời. |