Sự thật về cậu bé bị “vong nhập” xúi giục chôm "nội y"

13:00, Chủ nhật 16/03/2014

( PHUNUTODAY ) - Đã nhiều năm nay, chuyện cậu bé Giáp Văn Công (9 tuổi) thôn Trại, xã Cao Xá, huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) những hành động kỳ lạ liên quan tới đồ lót phụ nữ.

Công “đam mê” với những đồ lót của phụ nữ, đặc biệt là những chiếc quần nhỏ, càng mới, càng màu mè càng trở lên bắt mắt với cậu bé.

Không chỉ lén lút lấy trộm mà cậu bé còn dấm dúi tìm chỗ “thử đồ”, hoặc quái đản hơn Công còn mang đồ nhỏ đi cất giấu, vứt ở những nơi kín đáo và bẩn thỉu.

Sự thật về cậu bé bị “vong nhập” xúi giục chôm
Những ngày “phát” bệnh Công ít nói và rất khó để bắt chuyện.

“Bí ẩn” những chiếc quần lót bị mất tích

Theo lời bà Giáp Thị Qúy, mẹ Công kể, khi mới 4 tuổi Công thường hay quấy khóc ngằn ngặt, dù có dỗ như thế nào cũng không chịu nín. Mỗi lần hờn, Công thường lăn đùng đùng ra nhà, ra sân thậm chí dù nhìn thấy phân gà vẫn cứ lăn vào”. Sau đó bà Qúy đã lên chùa làm lễ “bán” con vào chùa, nên cũng thấy con trai mình ngoan hơn và không còn biểu hiện của một số hành vi kì lạ như trước nữa. Những tưởng Công đã thay đổi tính nết nhưng không ngờ 3 năm trở lại đây, các biểu hiện lạ lùng của Công ngày càng rõ nét. “Lên 7 tuổi, cháu bắt đầu có những biểu hiện và hành động rất kì quặc. Mặt mày lúc nào cũng ngẩn ngơ, ít nói ít cười và hay thẩn thơ chơi đùa một mình. Nhiều khi thấy Công cứ lấm lét và dấm dúi một mình làm gì đó. Sau nhiều lần để ý và tận mắt bắt gặp thì ra nó thích những đồ lót của phụ nữ”, bà Qúy tâm sự.

Nhiều lần những chiếc quần nhỏ của ba Quý và hai chị gái của Công đều bị “mất tích” một cách bí ẩn. Những chiếc quần nhỏ không hiểu vì sao dù cất trong nhà, hay đang phơi trên dây đều “không cánh mà bay”, điều đó khiến cho mẹ con bà đều rất lấy làm kì lạ. Lúc đầu, bà nghi ngờ có kẻ biến thái "chôm đồ". Mối nghi ngờ và sự khó hiểu đó mãi rồi cũng có lời giải đáp khi mẹ con bà Qúy phát hiện ra thủ phạm chính là Công.

Bà Quý lo lắng kể, có hôm thấy Công lén lút chui trong nhà với 5, 7 chiếc quần nhỏ trong tay. Khi bà bắt gặp thì thằng bé hoảng hốt, lắp bắp không biết nói gì. Lần đầu tiên bà còn tưởng Công mang đồ đi cất, nên không để ý. Ngoài những chiếc quần nhỏ giặt sạch sẽ, phơi khô trên dây mới bị “mất tích” mà ngay cả những chiếc quần nhỏ bẩn, chưa kịp giặt cũng vậy. Những lần sau, bà còn bắt gặp con trai đang ngửi mùi từ những chiếc quần nhỏ bẩn để trong nhà tắm thì bắt đầu thấy phát hoảng.

Sự thật về cậu bé bị “vong nhập” xúi giục chôm
Bà Giáp Thị Qúy ngày ngày theo dõi từng biểu hiện lạ của con trai, bà luôn canh cánh trong lòng nỗi lo làm sao để cho con hết bệnh.

Không chỉ có bà Qúy, mà hai chị gái của Công cũng được nhiều phen dở khóc dở cười với cậu em trai. Hai chị gái của Công đã lớn, chị cả năm nay đã 21 tuổi, chị thứ 2 cũng 19 tuổi đầu, nhưng nhiều phen phải đỏ mặt vì cậu em quái tính. Huệ, chị lớn của Công cho biết: “Một lần đi học về, thấy em út cứ lúi húi dưới bếp, tôi xuống thì thấy Công đang sỏ chân mặc chiếc quần nhỏ. Tôi vừa giật mình vừa ngạc nhiên, tức giận mắng nó. Nó lí nhí không trả lời và hỏi lại: “Sao chị lại biết em ở đây”...”. “Rồi những lần đi làm về, nhìn chiếc quần nhỏ treo trên dây phơi bẩn, đen hết phía sau mông đít là biết ngay Công lại lôi ra mặc. Những lúc như vậy mấy mẹ con em vừa tức giận, vừa cảm thấy buồn cười. Bực mình nhất, có lần về sờ thấy quần nhỏ ướt sũng nước, mặc dù chiếc quần đó lúc trước đã được giặt sạch cất trong nhà. Đưa lên mũi ngửi thì toàn mùi nước giải, thì ra Công ở nhà lấy ra nghịch, rồi đái vào chiếc quần nhỏ đó rồi lại mang ra dây phơi”.

Sự thật về cậu bé bị “vong nhập” xúi giục chôm
Cô Nguyễn Thị Quế chia sẻ với phóng viên.

Để thỏa mãn sở thích quái đản của mình, Công không chỉ trộm quần nhỏ ở nhà của mẹ và chị gái mà còn sang nhà người quen, hàng xóm chơi nếu thấy quần nhỏ trên những chiếc dây phơi thì lén lút mang về. Cô Nguyễn Thị Quế, 39 tuổi hàng xóm nhà Công than thở: “Nhiều lần tôi giặt quần áo rồi phơi trên dây, nhưng rất hay mất hết quần nhỏ. Từ hôm đó tôi để ý những lần Công sang chơi, nó chỉ quanh quẩn chơi một mình gần dây phơi quần áo. Lần nào Công sang nhà tôi cũng bị mất trộm đồ, mà không mất cái gì khác ngoài những chiếc quần nhỏ. Đặc biệt, hễ chiếc nào mới mua, lòe loẹt là sẽ không còn”.

“Vong hồn” anh trai chết lưu về “hành” em?

Trước những biểu hiện bất thường của con trai, bà Quý cho biết “bệnh” của Công chỉ “phát” vào một số tháng trong năm. Theo đó, cứ vào khoảng tháng 7 trở đi cho tới hết năm, Công lại thường xuyên ăn trộm đồ lót của người thân và hàng xóm. Chu kỳ này được bà Quý theo dõi kể từ hơn 3 năm trước. “Linh tính như mách bảo có điều gì đó không ổn. Bởi cũng vào tháng 7 của 22 năm về trước, bà đã bỏ đi người anh trai của Công không may bị chết lưu trong bụng. Khi đó, anh trai của nó đã được 8 tháng tuổi. Và cũng chỉ một năm sau vào tháng 8, tôi lại phải bỏ người con trai thứ hai cũng bởi thai bị chết lưu”, bà Qúy kể lại.

Hai vợ chồng bà Qúy quyết định đi xem bói và thấy đứa bé chết lưu nhập “vong” về trách mắng, khóc nức nở. Đứa bé này trách bà khi mang thai vì tham việc nên vẫn đi làm nặng khiến nó bị chết ngạt khiến giờ nó tức giận bà. Hơn nữa, do bà thờ cúng hai anh em chết yểu chưa đầy đủ nên “vong” về hành Công để trả thù.   “Nhiều lúc bản tính của Công rất ương ngạnh, khó bảo và lầm lì đến đáng sợ. Có những lúc Công rất nghe lời và dễ bảo, nhưng có khi không thể sai Công làm bất cứ một việc gì. Hễ tôi nói nhiều là nó nổi cáu lên ầm ĩ. Đã có lần trong lúc cáu gắt nó mang con dao ra chặt phăng hết vườn chuối đang lên xanh tốt. Nhìn con mà tôi cũng thấy sợ hãi”, bà Quý nói.

Sự thật về cậu bé bị “vong nhập” xúi giục chôm
Kết quả học tập của Công rất tốt, nhiều năm nay Công vẫn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến và học sinh giỏi của trường.

Ngoài những tháng “phát bệnh” thì Công vẫn có cuộc sống và sinh hoạt bình thường như  bao đứa trẻ khác. Hằng ngày Công vẫn cắp cặp đến trường và vui chơi với bạn bè. Không những vậy Công còn học rất giỏi, năm nào cũng đạt học sinh tiên tiến, học sinh giỏi của trường.

Theo bác sĩ Trịnh Ngọc Tuân, Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Bệnh rối loạn hành vi ưa chuộng đồ vật vừa có nguyên nhân do bẩm sinh, vừa do sự ảnh hưởng của môi trường sống, giáo dục. Đó có thể do rối loạn quá trình phát triển tâm lý thời thơ ấu, trẻ từng bị lạm dụng tình dục hoặc trẻ bắt chước hành vi lệch lạc này từ người lớn, phim ảnh hay các bất thường về hoóc môn, nhiễm sắc thể… Việc điều trị bệnh chủ yếu là liệu pháp tâm lý nhằm thay đổi nhận thức, hành vi và kết hợp với thuốc khi cần thiết. Bác sĩ sẽ giúp người bệnh hiểu được động lực và hoàn cảnh nào đã gây ra bệnh. Điều quan trọng là giúp họ lấy lại sự tự tin, cải thiện kỹ năng giao tiếp xã hội và dùng các liệu pháp hành vi để người bệnh không có những hành vi lệch lạc.  

Cần điều trị sớm để bắt đúng bệnh của cậu bé

Thạc sĩ Bùi Hồng Quân, chuyên nghiên cứu tâm lý, xã hội học cho biết: “Tôi chưa từng gặp trường hợp nào có những biểu hiện kì lạ như cậu bé này. Về tâm thần, đây được gọi là rối loạn hành vi ưa chuộng đồ vật. Những người mắc chứng này thường sử dụng đồ vật vô tri như một sự kích thích hưng phấn, tạo cho họ cảm giác thích thú. Những đồ vật thường được ưa thích là quần áo hoặc đồ lót của phụ nữ,... Sự quan tâm của họ chỉ tập trung vào đồ vật, mà không phải vào người mặc vật ấy. Vì thế đôi khi họ ăn cắp đồ lót của phụ nữ. Những món đồ đó đơn giản chỉ để ngắm nghía, vuốt ve, tưởng tượng và thỏa mãn sở thích. Lời khuyên cho cậu bé là gia đình hãy đưa bé đi viện tâm lý học để được các nhà chuyên gia tâm lý tiếp xúc, chuẩn đoán bệnh chính xác và có những cách thức điều trị bệnh hiệu quả nhất”.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phạm Văn Dự