Bộ phận sinh dục nữ có cấu trúc nằm sâu bên trong, âm đạo nằm rất gần hậu môn, lỗ tiểu và lại thường tiết dịch tạo độ ẩm vùng âm hộ, âm đạo do đó nhiễm trùng rất dễ xảy ra và rất khó phát hiện sớm.
Chăm sóc thế nào cho vùng kín của mình luôn khỏe mạnh để sẵn sàng đón nhận thiên chức làm vợ. |
Chăm sóc thế nào cho vùng kín của mình luôn khỏe mạnh để sẵn sàng đón nhận thiên chức làm vợ, làm mẹ trong tương lai, là điều bạn gái nên biết. Để chăm sóc tốt vùng kín, phòng ngừa bệnh tật, bạn gái cần chú ý:
- Rửa vùng kín mỗi ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh, bằng sản phẩm vệ sinh phụ nữ chuyên dụng.
- Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, những ngày ra nhiều huyết trắng (thay băng vệ sinh hàng ngày sau 4 giờ, với băng vệ sinh đặt trong âm đạo cần thay sau mỗi 2 giờ). Không nên để quá lâu dễ gây khô âm đạo, kích ứng niêm mạc, vi khuẩn phát triển nhanh, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Vệ sinh sạch sẽ cho cả hai người trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Giữ cho vùng kín càng khô ráo càng tốt. Tránh mặc quần áo chật, quần ẩm ướt, không nên mặc đồ lót bó sát ngăn da tiếp xúc với không khí gây rối loạn tuần hoàn máu, thay quần lót thường xuyên.
- Không thụt rửa âm đạo khi không có chỉ dẫn của thầy thuốc, vì việc thụt rửa dễ ảnh hưởng tới PH, cân bằng sinh lý âm đạo.
- Không nên dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín.
- Không dùng nước bẩn có nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch để tắm rửa vệ sinh.
- Khi đã mắc bệnh phải đi khám phụ khoa ngay để xác định nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
Thói quen phổ biến gây hại cho "cô bé" bạn không ngờ tới Có những thói quen rất phổ biến, khiến "cô bé" của bạn bị ảnh hưởng và mắc những căn bệnh không ngờ tới. Hãy tránh ngay để có được sức khỏe vàng nhé! |
Bệnh tình dục và những điều phụ nữ bắt buộc phải biết Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục không phân biệt tuổi tác, giới tính hay tình trạng hôn nhân. Việc quan hệ tình dục làm bạn có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền. |