Sự việc hi hữu này xảy ra tại xã Đức Phong (Mộ Đức, Quảng Ngãi). Nạn nhân là bà Vương Thị Thân được đưa vào BV Đa khoa Quảng Ngãi cấp cứu tối 3/12 trong tình trạng toàn thân tím tái, hôn mê bất tỉnh.
Trước đó, bà Thân cho biết, chiều ngày 3/12, khi làm vườn bà bị con rắn lục dài gần 1m cắn vào mu bàn chân trái.
Tưởng vết thương nhẹ, không nguy hiểm nên bà Thân chỉ dùng mảnh vải nhỏ băng sơ vết thương rồi chạy ra vườn tìm con rắn đã cắn mình để tiêu diệt.
Khoảng 1 tiếng sau, bà Thân hoa mắt, đau đầu và chóng mặt rồi bất tỉnh nên được đưa vào viện cấp cứu.
Một con rắn lục đuôi đỏ được người dân phát hiện và tiêu diệt. |
Theo chẩn đoán của các bác sĩ, do bà Thân vận động mạnh để tìm diệt con rắn sau khi bị cắn nên nọc độc phát tán nhanh khắp cơ thể gây rối loạn hệ thống tuần hoàn, tắc nghẽn mạch máu dẫn đến hôn mê bất tỉnh. Các bác sĩ cho biết nếu bệnh nhân này nhập viện muộn một lúc nữa thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Đà Nẵng đã có 5 người bị rắn lục đuôi đỏ cắn phải nhập viện. Toàn miền Trung đã có hơn 400 người là nạn nhân của rắn lục đuôi đỏ.
Theo các nhà khoa học, rắn lục đuôi đỏ là loại rắn có nhiều nọc độc, với hơn 20 thành phần khác nhau. Hơn nữa, vết cắn của loài rắn này thường bị chảy máu nhiều và sưng rất nhanh. Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, bệnh nhân có thể gặp các hiện tượng như tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt hô hấp, trụy tim mạch. Nếu không được sơ cứu đúng cách và cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị sốc tâm lý, chất độc di chuyển nhanh đến tim, rối loạn đông máu và dẫn đến mất mạng.
Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn không được dùng garô, rạch rộng, hút nọc độc mà nên băng ép, tẩy nọc rồi chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không đắp các loại thuốc nam, chườm đá, không tự chữa trị tại nhà.
Cách sơ cứu nhanh chóng khi bị rắn lục đuôi đỏ tấn công Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, nạn nhân và những người xung quanh cần giữ bình tĩnh để sơ cứu đúng một cách nhanh chóng, tránh bị sưng huyết, hoại tử. |