Làm hàng rào bảo vệ ở mũi bị biến mất
Lông mũi là hàng rào bảo vệ, giúp ngăn chặn các bụi bẩn, vi khuẩn, virus... xâm nhập vào mũi. Đồng thời, chúng còn giúp làm ấm không khí khi chúng ta hít vào. Việc ngoáy mũi thường xuyên sẽ làm lông mũi rụng nhanh và nhiều hơn. Như vậy lớp bảo vệ tự nhiên của mũi sẽ bị mất đi và dễ bị các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi và nặng nề hơn là tắc mạch phổi hay nhiễm trùng.
Gây bệnh viêm nang lông
Ngoáy mũi có thể khiến bạn dễ mắc bệnh viêm nang lông. Khi đó, mụn nhọt sẽ mọc lên ở phần lông mũi và khiến bạn cảm thấy đau đớn, khó chịu. Nghiêm trọng hơn, những nốt mụn nhọt bị tổn thương có thể làm nhiễm trùng máu.
Làm tổn thương niêm mạc mũi
Niêm mạc mũi là một lớp màng rất mềm, mỏng, chứa nhiều mạch máu. Việc ngoáy mũi dưới tác động mạnh có thể làm rách lớp màng này và gây ra chảy máu mũi do vỡ các mạch máu.
Gây nhiễm trùng não
Nếu mũi đang có mụn nhọt và vô tình ngoáy mũi làm vỡ mụn, gây ra sự nhiễm trùng thì có thể gây ra nhiễm trùng máu và nhanh chóng lây lan tới não bộ.
Gây bệnh viêm xoang
Ngón tay của chúng ta chứa hàng triệu vi khuẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Ngoáy mũi bằng ngón tay đồng nghĩa với việc bạn đã đưa vi khuẩn vào bên trong đường hô hấp và làm ảnh hưởng đến xương mũi. Từ đó gây ra các bệnh nhiễm trùng, đỏ mũi, nghẹt mũi, sưng mũi, thậm chí là viêm xoang.
Để bảo vệ mũi và đường hô hấp, bạn nên đeo khẩu trang khi ra đường; không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc; giữ ấm vùng mũi vào mùa đông; vệ sinh nhẹ nhàng mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch, không ngoáy mũi quá nhiều.