Qua các tác phẩm điện ảnh, ai cũng thấy Hoà Thân và một vị quan tham lam, chuyên nhận hối lộ dưới chướng vua Càn Long là nhà lãnh đạo thông minh, có tài trị nước. Nhiều người không khỏi bất ngờ trước việc hoàng đế Càn Long vô cùng tin tưởng và trọng dụng Hòa Thân.
Hòa Thân “to gan mặt dày" chiếm mỹ nhân của Càn Long?
Hòa Thân luôn kề cận bên nhà vua và lợi dụng chức vụ tổng quản phủ nội vụ hay thượng thư bộ Hộ điều ấy để tham ô, nhận hối lộ... Trong số này có việc Hòa Thân nhiều lần "bỏ túi" nhiều bảo vật, đặc sản được các địa phương dâng lên cho Càn Long. Tương truyền, không ít lần Hòa Thân lấy đến 8 phần đồ tiến công và chỉ dâng lên cho hoàng đế Càn Long 2 phần bảo vật từ các nơi gửi về.
Không chỉ "ăn chặn" đồ tiến cống dâng vua, Hòa Thân còn cả gan chiếm đoạt mỹ nhân của Càn Long. Trong cuốn Quy vân thất kiến văn tạp ký, tác giả Trần Điêu có viết về việc này. Cụ thể, trong lần đi tuần du xuống Giang Nam, Càn Long nổi tiếng phong lưu nên nhiều quan lại địa phương dâng lên các mỹ nhân để hầu hạ nhà vua. Trong số này, Càn Long bị "hớp hồn" bởi dung mạo của mỹ nữ Mai Quế do tuần phủ Giang Ninh tiến cống.
Khi ấy, Hòa Thân cũng để ý đến Mai Quế nhưng không dám nói. Theo đó, khi trở về, Càn Long đưa theo giai nhân này nhập cung làm cung nữ. Theo quy định của hoàng cung, mỗi năm số cung nữ sẽ phải cắt giảm. Biết được điều này, Hòa Thân âm mưu với tổng quản phụ trách các cung nữ bí mật đưa Mai Quế đến bên cạnh và "gần gũi". Thậm chí, sau khi Mai Quế được cho xuất cung, Hòa Thân còn lấy mỹ nhân này về làm vợ lẽ mà hoàng đế Càn Long không hề hay biết. Đây được coi là một tội lớn của Hòa Thân nên sau này y bị hoàng đế Gia Khánh xử tội nặng.
Sự ưu ái của một không hai của vua Càn Long với Hoà Thân
Hòa Thân được biết tới là một đại tham quan khét tiếng trong lịch sử Trung Hoa, nhiều người luôn đặt câu hỏi về việc tại sao hắn có thể mặc sức lộng hành vào thời Càn Long.
Càn Long được biết đến là một vị vua túc trí đa mưu thì hà cớ gì lại để cho Hòa Thân “một tay che trời” như vậy? Theo nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, trên thực tế, không phải không biết những gì Hòa Thân làm, tuy nhiên, khi biết được lý do hẳn không mấy ai còn ngạc nhiên.
Thứ nhất, Hòa Thân thực chất chính là một chiếc túi tiền không đáy để nhà vua mặc sức bòn rút. Càn Long khi về già càng thích hưởng lạc, xa hoa. Mỗi lần vi hành của Hoàng đế đều tiêu tốn một số lượng tiền khổng lồ. Trong khi đó, quốc khố vốn chỉ đủ tiêu, vì vậy, một vị quan tham với túi tiền lớn như Hòa Thân nghiễm nhiên trở thành “két sắt” của Càn Long.
Thứ hai, Hòa Thân được xem là một bề tôi sở hữu thiên phú lấy lòng Hoàng đế. Chỉ cần nhìn qua một cử chỉ hay ánh mắt của Càn Long, tham quan này đã biết phải làm gì, nên nói gì. Nhờ tài nịnh bợ hơn người, Hòa Thân luôn thấu hiểu thánh ý và đem lại sự hài lòng cho Càn Long.
Thứ ba, Hòa Thân thực sự là một nhân tài. Mặc dù bị coi là một đại tham quan, nhưng ông ta luôn duy trì những nguyên tắc, phàm là những chỗ không nên tham ô thì cương quyết không lấy dù chỉ một đồng.
Ngoài ra, theo như lời đồn đại, Càn Long có một ấn tượng rất đặc biệt với vẻ ngoài của Hòa Thân. Nhiều người tin rằng, Hòa Thân chính là truyền kiếp của phi tử bị chết vì Càn Long hóa thành. Theo một số lời kể cho biết, vì vô tình vung lược đập trúng mặt Càn Long (lúc này đang là thái tử) khiến Càn Long bị một vết đỏ ở mặt nên phi tử của Ung Chính (cha Càn Long) đã bị thái hậu ban cho cái chết. Càn Long rất đau khổ vì điều này nên đã dùng ngón tay đánh dấu vết đỏ lên cổ người phi tử này và hứa hẹn sau này phi tử này đầu thai sẽ gặp nhau. Không biết thực hư ra sao nhưng sau khi trở thành vua nhà Thanh, Càn Long gặp Hòa Thân phát hiện trên cổ của vị đại thần này có một vết bớt đỏ hình ngón tay và cho rằng đây chính là người phi tử đầu thai.