Hậu cung đông đảo 3000 giai lệ, ai cũng sắc nước hương trời là một cám dỗ lớn đối với các vị hoàng đế. Trong lịch sử có rất nhiều vị vua sức cùng lực kiệt, thậm chí mất mạng chỉ vì “mây mưa” quá đà.
2 cha con hoàng đế chết vì xuân dược
Hầu hết các vị vua đều phải dùng "xuân dược" mới đủ sức "hưởng thụ" gái đẹp trong tam cung lục viện. Và loại thuốc này đã giết chết khá nhiều quân vương. Xuân dược là các loại thuốc tăng cường ham muốn cũng như khả năng cương dương của nam giới. Một mặt, nó giúp người đàn ông "tả xung hữu đột" trong phòng the, nhưng mặt khác cũng rút cạn sức lực của họ nếu lạm dụng.
Tuy biết thuốc có hai mặt nhưng vì không muốn bỏ phí hàng nghìn gái đẹp trong cung, nhiều ông vua tuy đã suy yếu vì tình dục quá độ vẫn cố dùng thuốc để đêm đêm hành lạc, dẫn đến chết yểu. Đó là trường hợp của vua Minh Thế Tông và người con kế nghiệp là Minh Mục Tông. Hai cha con chết vì "thuốc xuân tình". Cả hai vị vua này đều sùng bái xuân dược và cất nhắc, trọng thưởng những người dâng thuốc. Thầy thuốc Đào Trọng Văn nhờ dâng được loại thuốc quý giúp Minh Thế Tông trở thành "anh hùng" trên giường mà được trọng dụng.
Phương thuốc của họ Đào quả là hiệu nghiệm, nó biến ông vua ở tuổi ngũ tuần bỗng trở nên đầy "bản lĩnh", có thể "ban ơn mưa móc" liên tục cho các cung tần mỹ nữ cả ngày lẫn đêm. Và để giữ "phong độ" như thế, nhà vua phải liên tục dùng thuốc kích dục. Bao nhiêu tinh huyết ở tuổi xế chiều bị vắt kiệt vào những cuộc mây mưa. Và chỉ 9 năm sau khi gặp được "thần y", nhà vua băng hà do ngộ độc xuân dược.
Con trai ông là Minh Mục Tông thừa kế ngai vàng, cũng thừa kế luôn cả thói hoang dâm của bố cùng "phương thuốc thần" kể trên. Vì lạm dụng xuân dược sớm hơn vua cha nên Mục Tông cũng chết sớm hơn, sau 6 năm ngồi trên ngai vàng, hưởng dương 36 năm.
Vua đột tử trong lúc sủng hạnh
Lịch sử có ghi chép có vị vua mất mạng vì tận lực phục vụ giai nhân, tuy bị hậu thế chê cười nhưng Hán Thành đế vẫn được giới đàn ông ghen tị vì được sở hữu một trong những đại mỹ nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc, đó là Triệu Phi Yến, chưa kể người em gái của Phi Yến là Hợp Đức cũng kiều mỵ không kém.
Tuy Phi Yến xuất thân con hát, nghĩa là trước khi gặp vua từng là thứ đồ chơi của nhiều gã đàn ông, nhưng Hán Thành đế vẫn bất chấp sự phản đối của quần thần, đưa nàng lên ngôi hoàng hậu, để nàng tác oai tác quái trong hậu cung. Phi Yến và Hợp Đức vừa có nhan sắc tuyệt mỹ vừa có nhu cầu ghê gớm về tình dục. Như các vua chúa, công nương thời xưa, Triệu Phi Yến cũng rất bận tâm đến hai vấn đề riêng tư quan trọng cho vua chúa: trường sinh và trường xuân.
Ngoài hai "tiên dược" thiên nhiên trong cung, Triệu Phi Yến và em là Hợp Đức có những kỹ thuật phòng the tuyệt diệu làm say mê hoàng đế. Thời đó Thánh Đế có muôn vàn cung nữ xinh đẹp, nhà vua thường quá nhàm chán với hàng trăm đóa hoa chỉ biết cởi đồ ra để mặc tình ngài hưởng thụ. Sự khác biệt giữa hai chị em họ Triệu và đám cung nữ thật một trời một vực. "Phục vụ" được hai mỹ nhân này đã bở hơi tai, vị vua hiếu dâm Hán Thành đế vẫn muốn ngự hạnh nhiều phi tần khác cho khỏi phí của trời nên không thể tránh khỏi lao lực.
Sức người có hạn trong khi dục vọng vô biên, vị hoàng đế này tất yếu phải cầu viện các loại thuốc tráng dương. Những loại thuốc này giúp ông ngày đêm gom sức tàn để đốt trong các cuộc hành lạc. Thế nên ở tuổi tráng niên mà Hán Thành đế đã xác xơ, kiệt quệ. Dù đã thân tàn ma dại, Hán Thành đế vẫn muốn tận hưởng sắc đẹp và dục lạc. Thế nên ở tuổi 45, nhà vua đột tử ngay trong cuộc mây mưa với Triệu Hợp Đức. Để có sức "lâm hạnh" Triệu mỹ nhân, nhà vua phải uống loại thuốc trợ dương có tên là Thận tức cao. Lẽ ra mỗi lần chỉ được dùng một viên nhưng hôm đó, nhà vua dùng đến 7 viên liền, nên mới chết vì quá liều.