Tại sao ông bà dặn không mang chuối đi tảo mộ? Chuối có ý nghĩa gì trong thờ cúng tâm linh?

( PHUNUTODAY ) - Chuối là loại trái cây xuất hiện thường xuyên trong thờ cúng tại gia tiên nhưng lại không nên mang đi thắp hương ngoài nghĩa địa vì sao?

 Ý nghĩa của chuối trong văn hóa tâm linh

Chuối là trái cây thường thấy trong dịp cúng lễ. Đặc biệt chuối rất quan trọng trong việc chuẩn bị thắp hương Tết ở nhiều gia đình miền Bắc nước ta. Chuối trong văn hóa thờ cúng biểu trưng cho sự che chở, thu hút, bảo vệ. Nải chuối uốn cong ôm ấp những trái cây khác tạo ra mâm ngũ quả. Chuối là trung tâm của mâm ngũ quả và cũng là đại diện cho hành Mộc màu xanh.

Chuối có ý nghĩa thu hút, cầu mong sung túc sum vầy đủ đầy. Chuối cầu mong chiêu tài rước lộc cho gia chủ khi thắp hương. Chuối cũng là trái cây phổ biến và có quanh năm. Hầu hết các gia đình nông dân xưa đều có bụi chuối trong vườn. Người xưa có truyền thống trước trồng cau sau nhà trồng chuối. Chuối so với các trái cây khác lại không phân biệt mùa mà có quanh năm nên rất thuận tiện để thắp hương thờ cúng, dâng lên gia tiên.

Tuy nhiên nhiều gia đình miền Nam thì không dùng chuối thắp hương bởi chuối đọc chệch thành chúi nên không mang ý nghĩa may mắn.

Chuối là trái cây phổ biến dùng thắp hương tại gia nhưng nhiều người lại kiêng thắp hương chuối tại nghĩa địa

Chuối là trái cây phổ biến dùng thắp hương tại gia nhưng nhiều người lại kiêng thắp hương chuối tại nghĩa địa

Tại sao chuối chỉ dùng thắp hương tại gia mà không nên mang đi thắp hương tảo mộ ngoài nghĩa địa? 

Trong dân gian nhiều nơi truyền rằng không nên mang chuối thắp hương ngoài nghĩa địa, đặc biệt dịp tảo mộ. 

Nghĩa địa là nơi âm khí nặng nề, nhiều hồn ma vất vưởng. Những ngày tảo mộ như Thanh minh, cuối năm, nghĩa địa thường rất đông người. Nhưng đó cũng là lúc nghĩa địa "mở cửa mả" nên nhiều vong hồn lưu lạc. Tảo mộ là phong tục đẹp của ông cha, mang tính biết ơn, nhớ nguồn, con cháu về dọn dẹp thăm viếng mộ phần ông bà tổ tiên. 

Thế nhưng việc mang chuối thắp hương có thể hút hồn ma vong hồn. Do đó nếu đặt chuối cúng ở nghĩa trang, khi mang về có thể thu hút dẫn lối vong hồn lưu lạc về nhà gây ra âm khí trong nhà hoặc làm con cháu ốm đau. Đặc biệt nếu nhà có trẻ nhỏ, người già yếu thì âm khí có thể khiến họ sợ, khiến gia chủ ốm đau, khí âm bủa vây làm ăn khó khăn. Bởi thế ông bà dặn con cháu không nên mang theo chuối để tránh thu hút âm hồn về.

Việc mang chuối đi thắp hương nghĩa địa cũng là một trong những quan niệm dân gian tùy vùng miền địa phương, gia đình, không phải gia đình nào cũng kiêng kỵ mang chuối đi thắp hương. Hiện nay thông tin không mang chuối đi thắp hương cũng là kinh nghiệm dân gian một số nơi, cũng không phải phổ biến.

Tảo mộ là một trong những phong tục đẹp thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn biết ơn tổ tiên

Tảo mộ là một trong những phong tục đẹp thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn biết ơn tổ tiên

Nhữngchú ý khác khi sắm lễ đi tảo mộ

Khi chuẩn bị lễ đi tảo mộ nên có 2 lễ gồm lễ đặt tại nơi thờ quan thần và lễ dành cho gia tiên. Khi đi vào nghĩa trang, trước tiên cần thắp hương đặt lễ tại nơi thờ quan thần để cảm tạ đã coi sóc mộ phần và xin cho ra thăm người thân, sau đó mới ra thắp hương tại mộ phần gia tiên nhà mình. Tuyệt đối tránh thắp hương tại mộ phần gia tiên trước rồi quay lại quan thần sau.

Lễ vật có thể là lễ chay hoặc lễ mặn. Lễ vật thường có gồm trầu cau, chè thuốc, xôi, thịt, hoa quả, bánh... Lễ vật không cần quá cầu kỳ, quan trọng là lòng thành và dọn dẹp cẩn trọng khu mộ phần.

Sau khi thắp hương gia tiên xong thì trong lúc đợi hương tàn con cháu dọn dẹp mộ phần, cắt cỏ, kiểm tra xem mộ phần có vấn đề gì cần sang sửa không.

Đi tảo mộ thanh minh nên lưu ý theo truyền thống xa xưa cần chú ý ăn mặc chỉnh tề, tâm hồn thanh tịnh, không nói tục chửi bậy, không giẫm đạp lên mộ phần, thắp hương cho cả những ngôi mộ "hàng xóm" nhưng tránh động vào di ảnh, lễ vật trên những ngôi mộ nhà khác. 

Trong lúc tảo mộ không cười nói phỉ báng trêu đùa trên những ngôi mộ, tránh nói to, cãi nhau hay kể chuyện lố lăng nhí nhố, tránh nói lời xiên xẹo xúc phạm, báng bổ. 

Sau khi hạ lễ có thể chia lễ cho con cháu thụ lộc hoặc mang về nhưng tuyệt đối không mang những thứ gì khác từ nghĩa địa về như cây cỏ, đất... vì có thể mang theo âm khí về nhà. 

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link