Lỡ tay nêm muối quá mặn, đừng thêm nước ngay mà hãy làm theo cách sau, hết mặn mà món ăn vẫn ngon

( PHUNUTODAY ) - Nêm muối quà đà gây mặn là tình trạng dễ gặp khi nấu nướng nhưng nếu thêm nước để giảm mặn thì món ăn lại mất ngon.

Món ăn bị mặn, nêm thêm nước làm loãng vị muối là cách làm nhanh nhất. Thế nhưng thêm nước vào làm món ăn không ngon nữa hoặc ăn sẽ bị thừa nhiều. Ví dụ món canh nêm thêm nước sẽ gây thừa và làm loãng các dinh dưỡng khác nên mất ngon, món kho mà thêm nước thì không còn săn chắc, đặc sánh, món xào mà thêm nước có thể làm cho kết cấu lỏng lẻo, lõng bõng nước.

Do đó hãy áp dụng các cách sau:

Khi món ăn bị mặn đừng vội thêm nước

Khi món ăn bị mặn đừng vội thêm nước

Áp dụng cho món canh bị mặn

Cho thêm vài miếng khoai tây để hút muối: Bạn hãy nhanh tay nạo vỏ củ khoai tây rồi cho vào  nồi canh, để khoai tây hút vị mặn. Bạn để khoai tây trong đó tầm 15 phút để khoai hút bớt muối rồi vớt khoai tây ra nhé.

Thêm giấm hoặc chanh: Nếu là món canh có vị chua ví như canh cá, canh chua... thì bạn nêm thêm vị chua và một chút đường để cân bằng lại với vị mặn của muối để cân lại vị trong canh.

Lòng trắng trứng: Một vài dạng canh có thể đập lòng trắng trứng vào để chúng hút vị mặn, nhớ không khuấy tan lòng trắng để sau đó còn vớt chúng ra. Ví dụ như canh xương khoai tây, canh dưa bò... thì có thể đập lòng trắng vào hút mặn, sau khi lòng trắng trứng đông lại thì vớt chúng ra.

Lòng trắng trứng có thể hút muối

Lòng trắng trứng có thể hút muối

Chắt nước nấu lại: Một vài món canh, bạn có thể vớt cái ra tô, lấy nước canh đó cho thêm nguyên liệu sống vào nấu lại để giảm độ mặn. Tuy nhiên cách làm này sẽ làm tăng khẩu phần lên và giảm nồng độ dinh dưỡng nên chỉ áp dụng khi các mẹo trên không hiệu quả.

Thêm nước: Nêm thêm nước là cách cuối cùng nếu bạn đã xử lý cách kia mà không ăn thua vì đã quá lỡ tay nhiều muối. Khi thêm nước bạn nhớ nêm lại các vị ngọt, chua của món ăn nhé.

Áp dụng cho món kho bị mặn

Cho vài lát khoai tây: Nếu món kho có nước kiểu như thịt kho tộ, bạn có thể cho khoai tây vào để chúng hút đi vị mặn nhé.

Dùng giấm đường: Giấm hoặc chanh kết hợp với đường nêm vào món kho rồi đun nấu lại để cân bằng lại các vị. Cách làm này cũng giúp cân lại vị mặn của món kho, giảm vị mặn.

Khoai tây có thể hút muối giúp giảm mặn

Khoai tây có thể hút muối giúp giảm mặn

Mật ong: Nêm thêm mật ong vào món kho cũng giúp cho món ăn thêm ngọt giảm mặn bởi vị ngọt của mật ong làm giảm cảm giác mặn chát.

Thêm nước: Nếu là món kho có nước như thịt kho tàu, thịt gà kho nước... thì bạn cũng có thể thêm nước vào cho nhạt hơn. Hoặc bạn có thể bỏ phần nước có sẵn, thêm nước sôi mới vào và điều chỉnh lại vị.

Áp dụng cho món súp bị mặn:

Nếu các món súp mặn, bạn cũng có thể áp dụng được bằng phương pháp dùng khoai tây để hút muối. Vì món súp nấu khá nhanh và dễ, nên bạn có thể đánh thêm bột năng và nước với các nguyên liệu để nấu tăng thêm để nấu lại.  

Nếu món súp hợp với rau mùi, thì hãy cho cọng rau mùi vào, rồi sau đó vớt chúng ra. Rau mùi cũng giúp giảm bớt độ mặn cho súp.

Áp dụng cho món xào

Với món xào khi đã ngấm muối thì làm nhạt là khó khăn hơn các dạng chế biến khác. Bạn có thể cho khoai tây vào đảo cùng để chúng hút mặn nhưng sẽ không hiệu quả như món canh. Bạn cũng có thể áp dụng cách chần các nguyên liệu qua nước sôi, để giảm vị bám muối bên ngoài, sau đó cho vào xào lại nhưng không nêm thêm muối nữa mà chỉ thêm vị ngọt thôi.

Hoặc bạn có thể xào thêm một phần khác mà không nêm muối, sau đó trộn cùng với phần đã xào. Nếu món xào ra nước xốt thì bỏ nước xốt trong đĩa xào cũ đi, trộn nước xốt ở đĩa xào mới vào sẽ trung hòa cân băng lại mặn nhạt giữa hai lần xào. 

Nếu món xào đó hợp với vị cà chua hay dứa thì bạn thái thêm để cho vào đảo cùng nhé.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link