Rửa sạch nồi trước khi nấu
Để có một bữa cơm ngon và không bị thiu, trước khi nấu cơm, bạn cần đảm bảo rằng nồi đã được rửa sạch. Bạn cần loại bỏ hết các hạt cơm cũ và các cặn tinh bột bám trên thành nồi bằng cách rửa nhiều lần với nước sạch.
Đồng thời, bạn cũng cần lau sạch phần nắp nồi để đảm bảo cơm không bị thiu nhanh. Nếu không làm sạch nồi hoặc làm sạch không đúng cách, cơm nhanh chóng bị thiu và không thơm ngon như mong muốn.
Vo gạo
Để có gạo ngon và dẻo, không chỉ cần chú ý đến cách nấu mà còn cần lưu ý đến quá trình vo gạo. Thay vì dùng lõi nồi cơm điện để vo gạo, bạn nên cho gạo vào giá để loại bỏ bụi bẩn trước khi nấu.
Tuy nhiên, không nên vo gạo quá kỹ vì bên ngoài hạt gạo có lớp cám chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Chỉ cần vo gạo khoảng 2 lần để loại bỏ bụi bẩn và nhặt sạn là đủ. Sau đó, để hạt gạo hút đủ nước, bạn có thể ngâm trong nước từ 10-20 phút trước khi nấu. Khi nấu, hạt gạo sẽ nở đều và dẻo hơn.
Bỏ muối vào cơm
Thêm vài hạt muối vào cơm khi nấu là một mẹo dân gian được nhiều người áp dụng để cơm lâu thiu. Việc này có hiệu quả vì muối có khả năng ức chế vi sinh vật gây thối phát triển và làm giảm tác động của các enzyme gây hư hỏng. Bên cạnh đó, muối còn giúp cơm thêm đậm đà hương vị.
Giấm ăn
Khi nấu cơm, thêm vài giọt giấm ăn (2-3ml cho 1,5kg gạo) cũng là một mẹo giúp cơm trắng và ngăn ngừa việc bị thiu hoặc chua.
Lượng giấm được sử dụng trong quá trình nấu cơm rất nhỏ nên không gây ảnh hưởng đến hương vị của cơm.
Cách bảo quản cơm nguội
Để bảo quản cơm nguội, hãy để chúng nguội hoàn toàn trước khi đựng vào hộp, đậy nắp và để trong ngăn mát của tủ lạnh. Nhiệt độ thấp trong ngăn mát sẽ làm chậm quá trình sinh sản của vi khuẩn, giúp cơm không bị thiu.
Cần lưu ý rằng khi xơi cơm, hãy sử dụng muỗng sạch và không để thức ăn dính vào cơm, vì điều này sẽ gây nhanh chóng phát triển của vi khuẩn và dẫn đến cơm mau chóng bị thiu.