Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch: Cách luộc vịt mềm ngọt, không hôi

( PHUNUTODAY ) - Ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch có nhiều món ngon trong đó có thịt vịt. Chỉ với những bước đơn giản sau, bạn sẽ có món vịt luộc thơm ngon cho ngày Tết Đoan Ngọ.

Cách luộc vịt mềm ngọt, không hôi ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch:

Nguyên liệu làm món vịt luộc cho ngày Tết Đoan Ngọ

- 1.5 kg vịt sống (dành cho 4 người ăn)

- Gừng tươi: 2 củ

- Hành khô: 1 củ

- Muối hạt

- Rượu trắng

Cách luộc vịt ngon ngày Tết Đoan Ngọ

cach-luoc-vit-ngay-tet-doan-ngo-phunutoday

- Bước 1: Để luộc vịt ngon ngày Tết đoan ngọ, trước hết cần khử mùi hôi tanh cho thịt vịt

Bạn hãy dùng muối hạt và gừng đập dập để chà xát cả trong và ngoài con vịt rồi rửa sạch lại với nước. Nhờ tác dụng khử mùi hôi hiệu quả của gừng nên gừng sẽ giúp vịt thơm hơn khi luộc.

Sau đó dùng rượu trắng (có thể dùng giấm gạo) để rửa vịt rồi xả lại với nước.

- Bước 2: Luộc vịt

Khi luộc vịt ngày Tết Đoan ngọ, hãy bắc một nồi nước lên bếp đun, đổ lượng nước đủ để ngập hết phần vịt. Cho 1 củ gừng đập dập, hoặc 1 củ hành khô nướng vào nồi nước luộc vịt ngày Tết Đoan ngọ sẽ giúp món vịt luộc có mùi hương thơm lừng và vô cùng hấp dẫn.

Luộc vịt ngày Tết Đoan ngọ trong khoảng 20 - 25 phút, khi vịt chín thì vớt vịt ra để nguội rồi chặt thành từng miếng vừa ăn và thưởng thức.

Khi ăn vịt trong ngày Tết Đoan ngọ, đừng quên các loại rau thơm ăn kèm thịt vịt luộc như húng chó, mùi tàu, diếp cá cùng măng ớt ngâm chua ngọt.

Một ngày đặc biệt như ngày Tết Đoan Ngọ 5/5, các bà nội trợ có thể tham khảo danh sách những món ngon đặc trưng dưới đây để có một bữa cơm ngon, đúng truyền thống.

Dưới đây là những món ngon không thể thiếu trong bữa cơm ngày Tết Đoan Ngọ:

1. Cơm rượu nếp

Cơm rượu nếp là một món ăn không thể thiểu trong buổi sáng ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm dân gian, vị nồng cay của rượu nếp sẽ khiến các loại kí sinh trong cơ thể bị tiêu diệt. Rượu nếp có hương thơm và vị ngọt tự nhiên mà bạn không cần phải dùng đến đường.

2. Bánh tro

Bánh tro (bánh ú tro, bánh gio hay bánh âm) là món ăn truyền thống trong dịp tết Đoan Ngọ ở Việt Nam, bánh có màu vàng đậm do gạo nếp được ngâm từ nước tro đốt bằng củi các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc.

Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật. Vị thanh mát của bánh tro hòa quyện với vị ngọt ngào của đường mật khiến bất kỳ ai ăn một lần cũng phải luyến lưu thứ bánh giản dị mà dân dã này.

3. Chè kê

Chè kê cũng là món ăn rất đặc trưng cho ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế. Những hạt kê mẩy tròn sau khi được xay cho tróc vỏ, ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt, bỏ thêm đường và nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức với màu vàng kê quyến rũ.

4. Những món tránh miệng sau bữa cơm gia đình trong ngày Tết Đoan Ngọ đều là hoa quả, những trái mận chín, vải đầu mùa, hay dưa lê, đào… 

Theo:  khoevadep.com.vn copy link