Tết Đoan Ngọ vào thứ mấy? Thắp hương vào giờ nào đem lại may mắn?

12:55, Thứ sáu 07/06/2024

( PHUNUTODAY ) - Tết Đoan ngọ là một ngày lễ tết truyền thống của người Việt. Tết Đoan ngọ năm nay rơi vào ngày dương lịch nào và nên thắp hương vào giờ nào?

Tết Đoan ngọ là một ngày lễ tết truyền thống của người Việt. Tết Đoan ngọ năm nay rơi vào ngày dương lịch nào và nên thắp hương vào giờ nào để đem lại may mắn cho gia chủ?

Tết Đoan ngọ 2024 rơi vào ngày dương lịch nào?

Tết Đoan ngọ năm 2024 rơi vào thứ Hai, ngày 10/6 dương lịch, tức mùng 5/5 âm lịch

Tết Đoan ngọ năm 2024 rơi vào thứ Hai, ngày 10/6 dương lịch, tức mùng 5/5 âm lịch

Tết Đoan ngọ năm 2024 rơi vào thứ Hai, ngày 10/6 dương lịch, tức mùng 5/5 âm lịch. Đây là ngày lễ truyền thống của người Việt Nam cũng như một số nước ở châu Á.

Theo các chuyên gia phong thuỷ cho biết, đoan ngọ nghĩa là bắt đầu giữa trưa (đoan ở đây là mở đầu, ngọ chính là thời điểm giữa trưa). Bởi vậy, ngày lễ Đoan ngọ diễn ra vào giờ Ngọ, từ 11h đến 13h. Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ thường rơi vào giai đoạn nắng nóng kéo dài khiến tình trạng sâu bọ phát triển nhiều. Thế nên, ngày này trong dân gian vẫn còn gọi là ngày diệt sâu bọ.

Khung giờ đẹp nên thắp hương ngày Tết Đoan ngọ

Thời điểm thắp hương ngày Tết Đoan Ngọ 2024 tốt nhất theo phong thủy theo ý kiến của các chuyên gia phong thuỷ đã đưa ra lời khuyên. Ở đây, Đoan Ngọ có nghĩa là bắt đầu giữa trưa nên nghi lễ cúng dịp Tết Đoan Ngọ thường được diễn ra vào thời điểm chính Ngọ là 12 giờ trưa ngày 5/5 âm lịch. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà có thể tiến hành lễ cúng vào buổi sáng.

Vào ngày 5/5 âm lịch năm Giáp Thìn, các chuyên gia phong thuỷ chỉ ra có 2 khung giờ đẹp và tốt để tiến hành cúng Tết Đoan Ngọ người dân có thể lựa chọn:

+ Canh Thìn (7h đến 9h): Tư Mệnh

+ Nhâm Ngọ (11h đến 13h): Thanh Long

Tết Đoan ngọ lại còn có tên dân dã là tết diệt sâu bọ

Các chuyên gia phong thủy cho biết, tết Đoan ngọ xuất phát từ điển tích trong dân gian. Điển tích này còn có nhiều dị bản khác nhau. Theo dân gian, vào một vụ mùa bội thu năm đó, người nông dân đang ăn mừng thắng lợi thì sâu bọ kéo đến đông đảo, nó ăn hết cây trái, thực phẩm đã thu hoạch.

Vì thế, người dân rất lo lắng, đau đầu không biết làm như thế nào để giải quyết được nạn sâu bọ thì xuất hiện đột nhiên một ông lão đạo sĩ xưng là Đôi Truân. Ông đã chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm một vài lễ vật đơn giản như bánh gio, trái cây, sau đó đi ra khu vực trước nhà mình vận động thể dục. Mọi người cũng làm theo lời đạo sĩ thì chỉ một lúc sau, sâu bọ té ngã rã rượi.

Tết Đoan ngọ lại còn có tên dân dã là tết diệt sâu bọ

Tết Đoan ngọ lại còn có tên dân dã là tết diệt sâu bọ

Ông còn nói, hàng năm cứ vào ngày này, sâu bọ lại trở nên rất hung hăng. Vì vậy, mỗi năm vào đúng mùng 5/5 âm lịch, mọi người cứ làm theo những gì đã dặn thì sẽ dễ dàng trị được chúng. Từ đó, dân chúng còn đặt cho ngày này là Tết “diệt sâu bọ", một số khác gọi là tết Đoan ngọ.

Bên cạnh đó, mọi người ăn các loại hoa quả, cơm rượu nếp vào ngày 5/5 âm lịch như một cách diệt trừ sâu bọ trong cơ thể con người. Trong ngày này, họ cần phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, sau đó ăn một bát cơm rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đến là ăn trái cây cho sâu bọ chết. Ở nhiều địa phương trên đất nước ta, các gia đình còn có thói quen ăn bánh tro (bánh gio) hay chè trôi nước, hạt sen... để giúp diệt trừ sâu bọ, đẩy lùi bệnh tật trong người.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm