Thế nào là thai máy
Cử động thai nhi (thai máy) là khi thai nhi có những cử động như xoay trở mình, tay chân hay toàn thân thai nhi có cử động mà người mẹ cảm nhận được. Đó có thể nhẹ nhàng như tiếng nấc nhẹ, xoay đầu, đạp nhẹ và xoay người.
Khi nào thai nhi biết máy và cử động như thế nào
8 tuần – thai nhi đã biết đạp: Chuyển động của bé lúc này chỉ có thể được phát hiện thông qua siêu âm vì còn quá yếu để mẹ có thể cảm nhận được.
Tuần thứ 12: Mặc dù bé khá năng động ở tuần thứ 12 nhưng mẹ không cảm nhận được điều gì bởi kích thước của bé quá nhỏ. Tuy nhiên, mẹ có thể may mắn được chứng kiến bé “tập thể dục” khi siêu âm.
Tuần thứ 16-18 của thai kỳ: Khi bé khỏe mạnh hơn, bé sẽ di chuyển, nấc, co duỗi cánh tay và cẳng chân nhỏ nhắn. Khoảng 16-18 tuần, sự di chuyển của bé trở nên phức tạp. Bé có thể đá, vặn vẹo. Một số em bé mút ngón tay cái của mình.
Tuần thứ 20: Lúc này, mẹ thường xuyên nhận ra hoạt động của thai nhi qua những lần va chạm vào thành bụng.
Từ tuần thứ 28 của thai kỳ trở đi: Bé đã có khả năng cử động khoảng 10 lần trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Thậm chí, với những bé “hiếu động” số lần cử động này có thể lên tới khoảng 30 lần.
Thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không
Người mẹ có thể nhận ra có những ngày bé chuyển động khá nhiều nhưng cũng có ngày, bé im ắng như đang ngủ say. Hoặc sự di chuyển của thai nhi khác nhau vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Sự khác biệt trong tần suất chuyển động của thai là dấu hiệu thường gặp ở phần lớn thai phụ.
Cũng có khi do bạn say sưa làm việc đến mức không nhận ra những cú “nhào lộn” của bé trong bụng mẹ. Để kiểm tra bé có “hoạt động” hay không thì bạn nên chọn khoảng thời gian buổi tối, hoặc khi nằm nghỉ trên giường hay trong bồn tắm. Khi bạn thư giãn trong không gian yên tĩnh thì cảm nhận về sự chuyển động của bé sẽ dễ hơn.
Một số bé hiếu động hơn những bé khác nên thường “đá”, “cuộn tròn”, “chổng mông”, “giang chân”, “chân tay múa máy”… với mẹ nhiều hơn.
Nhiều người mẹ tự “xếp lịch” chuyển động cho con hoặc dựa vào thời điểm thai đạp trước đó để xem xét. Do đó, họ dễ lo lắng khi tần suất và thời điểm bé chuyển động thay đổi đột ngột. Nên nhớ, khi thai càng phát triển thì khả năng vận động sẽ thay đổi theo.
Không ít người mẹ hiểu nhầm rằng, bé càng đạp nhiều càng khỏe mạnh hoặc bé phải chuyển động nhiều lần trong ngày thì mới yên tâm. Một số trường hợp, bé đạp nhiều bất thường có thể do bị ngạt và thiếu oxy (dây rốn quấn cổ)… Nếu không phát hiện kịp thời, dễ dẫn tới hiện tượng thai lưu.
Nếu lo lắng về tần suất thai đạp, bạn nên đi khám sớm. Không có một mẫu chuẩn nào về sự hoạt động của bé trong bụng mẹ chứng tỏ bé đang khỏe mạnh hay có “vấn đề”. Chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới cho bạn câu trả lời chính xác nhất.Nhiều phụ nữ mô tả cảm giác em bé đạp bụng mẹ giống như nổ hạt ngô, giống như một con cá vàng đang bơi lội hay giống như những con bướm đang bay trong gió. Bạn có thể cảm thấy lần đạp của bé nhẹ nhàng như nước xối vào người ở những tuần đầu, nhưng khi thai đã to hơn và bạn cảm nhận được bé đạp thường xuyên hơn thì người mẹ sẽ nhận ra được những khác biệt. Các bà mẹ sẽ cảm nhận những lần đạp của con rõ nhất khi đang ngồi nghỉ hoặc nằm trên giường