Thấy tai nạn, lao vào cướp iPhone của nạn nhân

11:09, Thứ tư 27/02/2013

( PHUNUTODAY ) - Thấy người bị va chạm giao thông, Xương lao tới cướp điện thoại iPhone 5 của nạn nhân.

Thấy người bị va chạm giao thông, Xương lao tới cướp điện thoại iPhone 5 của nạn nhân.
[links()]
Tờ Thanh niên dẫn nguồn tin từ Công an quận Hoàn Kiếm (Công an TP.Hà Nội) cho hay, đơn vị đang tạm giữ hình sự Nguyễn Thị Xương (47 tuổi, hộ khẩu ở phường Đông Ba, TP. Huế) về hành vi trộm cắp tài sản.

Vụ việc xảy ra vào chiều 25/2, chị Đặng Thanh Hiền (ở Thanh Xuân, Hà Nội) đi xe máy đến ngã tư Hàng Trống - Hàng Gai bị xe máy do một thanh niên điều khiển va phải, làm chị Hiền ngã ra đường. Cùng lúc, một phụ nữ đi xe máy chở theo Xương áp sát thò tay móc điện thoại iPhone 5 của chị Hiền. Chị Hiền hô hoán, cùng người dân đuổi tới trước nhà 90 Hàng Trống thì bắt được Xương.

cuop-cua-nguoi-bi-nan-Phunutoday.vn
Xương cướp điện thoại chạy được một đoạn thì bị người dân bắt. Ảnh minh họa.

 

Thực tế, đã không ít lần xảy ra tình trạng thấy tai nạn giao thông người đi đường xông vào “hôi của”. Đầu tháng 10/2012, chị Nguyễn Thị Hải Loan (23 tuổi, ở ngõ 97 Khương Trung, quận Thanh Xuân, HN) đang đi bộ sang đường thì bị một xe máy đâm phải, điện thoại văng ra xa, đúng lúc đấy Nguyễn Văn Thân (45 tuổi, ở phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, HN) từ xa đi tới không những không giúp người bị nạn còn nhặt điện thoại rồi bỏ chạy.

Thấy vậy, một người đi đường đã đuổi theo Thân bắt lại và giao cho Công an xử lý.

Nhận xét về thực tế đau lòng đó, GS. Hoàng Tụy, Nhà Toán học tiêu biểu của Việt Nam cho rằng: “Từ trước đến nay người lớn vẫn dạy trẻ con phải làm những điều tốt lành, cao cả nhưng thực sự họ lại không làm như thế mà phần nhiều họ làm ngược lại. Đó là biểu hiện của sự xuống cấp của đạo đức xã hội”.

Chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục IRED, Hiệu trưởng Trường Doanh Nhân PACE đánh giá: “Một người mà không còn xúc cảm, không còn tin vào điều gì, nhất là những điều tốt đẹp trong cuộc đời này, thì về cơ bản, người đó đã chết lâm sàng. Và để chữa bệnh vô cảm cho con trẻ thì chỉ khi những “kỹ sư tâm hồn” (người cha người mẹ, người thầy người cô) có tâm hồn thì mới có thể giúp cho con trẻ có tâm hồn...”.

  • P.V (tổng hợp)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc