Harnaam Kaur (23 tuổi) đến từ Slough, Berkshire, Anh mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang – viết tắt PCOS (polycystic ovarian syndrome). Đây là hiện tượng rối loạn liên quan mất cân bằng hormon và kháng insulin khiến râu và lông mọc rất nhiều từ năm lên 11 tuổi.
Harnaam Kaur thời còn nhỏ và bộ râu dài hiện tại.
Vì mắc phải hội chứng này, cô gái không dám ra khỏi nhà vì tự ti, thậm chí, còn nghĩ đến tự tử. “Tôi thường bị trêu chọc, tôi không muốn ra khỏi nhà vì không dám nhìn vào người khác, tôi chỉ ở trong phòng. Tồi tệ hơn là nhiều khi tôi không muốn sống nữa”, Harnaam Kaur tâm sự.
Năm 16 tuổi, Kaur đã quyết định để nó mọc tự nhiên.
Mới đầu, cô thường cảm thấy xấu hổ vì bộ râu nên đi tẩy lông 2 lần/tuần. Tuy nhiên, chúng càng mọc nhiều hơn và lan rộng. Vì vậy, từ năm 16 tuổi, Kaur đã quyết định để nó mọc tự nhiên.
Hiện tại, cô tự tin hơn với bề ngoài của mình.
“Tôi sẽ không bao giờ cạo râu và tẩy lông nữa, đó là những gì Chúa ban tặng và tôi cảm thấy vui. Tôi học được cách yêu bản thân mình”, Harnaam Kaur nói.
Quyết định này của cô vấp phải sự phản đối của gia đình. Cha mẹ cô lo sợ cô không thể sống một cuộc sống bình thường vì có râu. Họ lo lắng con gái mình không thể lấy chồng và sẽ không tìm được việc. Tuy nhiên, Harnaam Kaur muốn làm theo quyết định của mình và sống cho bản thân mình”.
Hiện tại, cô tự tin hơn với bề ngoài của mình. Kaur đã có được công việc trợ giảng tại trường tiểu học Sikh.
Trước đó, một trường hợp khác cũng tại Mỹ, cô sinh viên đạo Sikh, Balpreet Kaur đang theo học tại trường đại học bang Ohio có râu cằm và quai nón y như đàn ông.
Nếu ai đó muốn chụp ảnh, Balpreet rất sẵn lòng.
Bất chấp những lời bình luận nhẫn tâm từ một số người trên một website mạng xã hội, Balpreet vẫn tới trường học hàng ngày. Cô chia sẻ mình không hề bực mình hay khó chịu và nếu ai đó muốn chụp ảnh, cô rất sẵn lòng.