Nhất là khi sống giữa hàng ngàn cung tần mỹ nữ với nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành. Sử sách ghi chép không ít lần thái giám và phi tần gian dâm với nhau.
Theo các tài liệu chính sử, đối tượng mà hoạn quan gần gũi để thỏa mãn nhu cầu sinh lý chủ yếu có 3 loại: cung nữ, vũ nữ và phi tần bị vua thất sủng hoặc bản thân thái giám bị vợ vua cưỡng chế. Thoạt nghe về chuyện tình dục của thái giám, nhiều người cho rằng đó là câu chuyện phi lý, khó tin song nó hoàn toàn có thật.
Trong sách “Tống sử” (Sử nhà Tống), phần “Hoàn quan truyện” có ghi chép câu chuyện của một thái giám tên Lâm Ức từng nuôi một kỹ nữ có tên Doanh Lợi để “tâm sự” nhiều năm liền.
Trong một câu chuyện khác, thái giám tên Trần Nguyên bị phạt nặng vì hết lần này đến lần khác đưa kỹ nữ vào chốn hậu cung để làm chuyện dâm loạn. Nhiều người còn nghi ngờ Trần Nguyên là thái giám giả, chưa qua tịnh thân song anh ta chỉ vì muốn thỏa mãn tính dục trong người mà thôi.
Ngoài ra, các cung nữ - những người luôn phải chịu cảnh chăn đơn gối chiếc trong thời gian dài ở cung cấm cũng trở thành một đối tượng tìm tới của các hoạn quan hoặc họ chủ động tìm đến các hoạn quan để “bầu bạn”. Trong vở kịch “Điện trường sinh” thời nhà Nguyên từng mô tả lại cảnh các cung nữ và thái giám cùng nhau xem trộm cảnh Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi đang tắm chung rồi trêu ghẹo nhau đến đỏ mặt.
Do vậy, việc các cung nữ tuổi mới mười sáu đôi mươi, đang độ tuổi tràn đầy sức sống lại phải sống trong cung cấm, cả ngày phục dịch, không được gặp cha mẹ, cũng chẳng được tâm sự cùng người trong mộng nên tìm tới các thái giám để thỏa mãn nhu cầu ái ân cũng là chuyện hợp tình hợp lý.
Ra ngoài tìm gái
Bên trong các kỹ viện tại kinh đô thời Minh thường có một nơi gọi là "Tây viện", ý chỉ nơi tiếp đón riêng cho các thái giám. Các kỹ nữ trong Tây viện cũng bị nhiều người xem thường. Đến đây hưởng lạc đa phần là thái giám trẻ hoặc đã bị cách chức đuổi khỏi cung. Còn thái giám có địa vị lại không thể đến Tây viện, nếu bị phát hiện sẽ bị nghiêm trị hoặc tra khảo tới chết.
Vào thời vua Minh Thần Tông (1573 - 1620), trong cung đình phát hiện một đối tượng giả trang nam giới, điệu bộ khả nghi nên bắt lại. Sau khi tra khảo, người này mới khai ra mình là kỹ nữ, được một thái giám bao.
Tuy nhiên, thái giám này không trả cô ta số tiền như đã mặc cả ban đầu, quỵt nợ không dám ra khỏi cung. Cô ta bèn lén cải trang vào cung để đòi tiền. Vua Thần Tông Chu Dực biết chuyện, hạ lệnh đưa thái giám này tới Ti lễ giám trừng trị, đem kỹ nữ kia vào Pháp ti (cơ quan điều tra thời bấy giờ) để hỏi cho ra nhẽ.
Thời Minh Tư Tông Sùng Trinh (1628 - 1644), triều đình cũng từng ban lệnh cấm thái giám trong nội cung lấy vợ và ra ngoài tìm gái. Tuy nhiên, lệnh cấm này vẫn chưa triệt để. Thậm chí, vào thời này, thái giám được ban nhiều bổng lộc nên việc “kết đối thực” trở nên phổ biến. “Kết đối thực” là từ ngữ chỉ việc hôn nhân giữa thái giám và cung nữ. Một số ít thái giám còn ra ngoài tìm gái rồi đưa họ về làm vợ.
Lột da những thái giám có quan hệ luyến ái
Đương nhiên, cũng có một số Hoàng đế không ưa chuyện tình giữa thái giám và cung nữ. Chu Nguyên Chương là một ví dụ điển hình. Ông thậm chí còn đưa ra hình phạt lột da những thái giám nào có quan hệ luyến ái. Sách "Nội giám" có chép rằng: "Thời Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương), nội cung được quản lý rất nghiêm. Phàm là thái giám lấy vợ đều phải chịu tội lột da".
Ở thời của Hoàng đế Vạn Lịch mặc dù chuyện "đối thực" rất phổ biến nhưng chính Vạn Lịch cũng không chấp nhận chuyện này. Chỉ cần phát hiện ra có hiện tượng "đối thực" thì những người liên quan đều chịu cực hình.
Tuy nhiên, nhu cầu mang tính bản năng của con người không phải cứ lột da hay dùng cực hình là có thể ngăn cấm được. Vì thế chuyện "đối thực" giữa thái giám và cung nữ vẫn tồn tại và phát triển rộng rãi.
Theo People's Daily, dù mối quan hệ luyến ái giữa hoạn quan với kỹ nữ hay các cung nữ có dị thường, song vẫn được nhiều người đồng tình. Bởi lẽ, xét đến cùng, hoạn quan, cung nữ hay kỹ nữ đều là những người có thân phận bi thảm nhất trong xã hội phong kiến. Việc họ vì lý do này hay lý do khác tìm đến với nhau xét cho cùng vẫn là đáng thương hơn là đáng trách.