Thực phẩm giúp cải thiện bệnh đau lưng mỏi gối

10:10, Thứ năm 20/03/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Từ những cây cỏ rất dễ kiếm ở vườn, bạn cũng có thể chữa trị được bệnh đau lưng mỏi gối.

1. Đinh lăng chữa bệnh đau lưng mỏi gối

Cây đinh lăng vừa dùng làm cảnh, vừa là thứ rau ăn kèm với một số món ăn như: nem cuốn, gỏi, thịt chó… Ngoài ra, cây còn được dùng để làm thuốc. 

Rễ đinh lăng được thu hái  ở những cây đã có từ 4 – 5 tuổi trở lên. Khi đào lấy rễ, rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân, rễ nhỏ thì dùng cả, nếu rễ to thì dùng phần vỏ rễ. Thái nhỏ, phơi khô chỗ râm mát, thoáng gió để giữ mùi thơm.

đinh lăng

Đinh lăng có thể chữa được rất nhiều bệnh từ: Chữa vết thương, phòng co giật ở trẻ, bồi bổ và khai vị (nhờ công hiệu của rễ đinh lăng tăng cường sinh lực, sức dẻo dai và khả năng chịu đựng của cơ thể), chữa thông tia tắc sữa...

Người ta dùng đinh lăng để chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Lấy thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

2.  Đu đủ chữa đau lưng mỏi gối

Đu đủ là cây thân thảo to, không hoặc ít khi có nhánh, cao từ 3–10 m. Lá to hình chân vịt, cuống dài, đường kính 50–70 cm, có khoảng 7 khía. Hoa trắng hay xanh, đài nhỏ, vành to năm cánh. Quả đu đủ to tròn, dài, khi chín mềm, hạt vàng cam, có nhiều hạt.

đau lưng

Đu đủ còn chứa nhiều vitamin A và vitamin C, vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hoá, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bài thuốc chữa đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30 gam, ngưu tất 15 gam, hoàng kỳ 10 gam, đỗ tương 15 gam, câu kỳ tử 10 gam, cam thảo 3 gam, sắc uống.

3. Chữa đau lưng bằng lá ngái cứu

Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau. Muốn lợi mật, phải kết hợp ngải cứu với nghệ, sắc 20g lá ngải cứu khô, 12g nghệ. 

Nngải cứu có vị đắng, cay ấm, làm thuốc ôn khí huyết, điều kinh, an thai, chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều. Lá ngải sao cháy có tác dụng cầm máu.

Khi bị các chứng bệnh về hàn, lấy ngải cứu để chườm như đau bụng do hàn, đau vai gáy do hàn. Khi dùng chườm, nên lấy muối kết hợp với ngải cứu rang nóng đắp vào, tinh dầu trong lá ngải cứu sẽ hút hết hàn trong da và trong người của bệnh nhân. 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phạm Văn Dự