Thương tâm: Cậu bé lớp 7 ở Thanh Hóa viết đơn xin thôi học vì nhà hết gạo

( PHUNUTODAY ) - Em Quách Văn Trúc (học sinh lớp 7, quê ở Thanh Hóa) phải bỏ học ở nhà chăn bò vì gia đình hết gạo, cha mẹ đau ốm triền miên.

Cậu bé lớp 7 ở Thanh Hóa viết đơn xin thôi học vì nhà hết gạo, cha mẹ đau ốm triền miên

Cậu bé lớp 7 ở Thanh Hóa viết đơn xin thôi học vì nhà hết gạo.

Em Quách Văn Trúc (học sinh lớp 7, quê ở Thanh Hóa) phải bỏ học ở nhà chăn bò vì gia đình hết gạo, cha mẹ đau ốm triền miên.

Khi nghe những lời chia sẻ của em Trúc, nhiều người đã không cầm được nước mắt.

Bé lớp 6 viết đơn xin thôi học vì cả nhà mắc bệnh hiểm nghèo

Sau những vụ té ngã và tai nạn thương tâm, bà nội và bố cùng bị chấn thương nặng nằm liệt giường, người mẹ ốm đau phải gắng sức thu mua phế liệu kiếm từng miếng ăn cho cả mấy con người. Thương bà, thương bố mẹ bệnh tật cùng cực quá rồi, cô bé xinh xắn, đáng yêu có đôi mắt tròn xoe vừa phải viết đơn xin thầy nghỉ học.

be-lop-6-viet-don-xin-thoi-hoc-vi-ca-nha-mac-benh-hiem-ngheo

 Tai nạn rơi từ trên cao khi chặt cây thuê cho một gia đình trên địa bàn khiến anh Thuận bị chấn thương cột sống, nằm liệt nhiều năm nay. 

Đó là tình cảnh thương tâm của gia đình em Trần Hoài Thu, cô học sinh lớp 6, trường PTCS Phúc Trạch, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.

Cầm trên tay lá đơn xin nghỉ học của bé Thu, chúng tôi cùng thầy giáo Thái Văn Nguyên, trường PTCS Phúc Trạch tìm đến nhà bé Hoài Thu. Có mặt tại nhà em, thật khó có thể diễn tả hết sự nghiệt ngã, cuộc sống đầy cơ cực của những tấm thân bất hạnh. Trên chiếc giường gỗ xập xệ đặt ở gian ngoài của ngôi nhà bé nhỏ, trống huơ trống hoắc, gió lùa tứ bề, anh Trần Đức Thuận, SN 1975, bố cháu Thu, đang nằm đau quằn quại. Ổ bụng anh vẫn còn đeo cả dây dẫn dịch từ trong người sau ca phẫu thuật liên quan đến chấn thương cột sống vốn đã khiến anh bị liệt nằm một chỗ nhiều năm nay. Khuôn mặt anh Thuận nhăn nhó, giọng nói thều thào vì chuỗi ngày thống khổ chống chọi với bệnh tật. Hai đứa con thơ thương bố đau vì bệnh, cứ ôm riết lấy người bố tội nghiệp òa khóc nức nở.

be-lop-6-viet-don-xin-thoi-hoc-vi-ca-nha-mac-benh-hiem-ngheo (1)

 Bé Hoài Thu ôm riết lấy người cha tội nghiệp nằm liệt trên giường. Cô bé đang mong một phép màu để bé có thể đỡ đần cho người cha giảm những cơn đau hành hạ.

Đã bao lần chứng kiến những giọt nước mắt của anh Thuận, bé Thu, nhưng bà Liên (bà ngoại của Thu) cũng bật khóc như một đứa trẻ. Bà thương cha con anh Thuận vì bà biết nếu không có phép màu ngày cha con anh rời xa nhau sẽ không còn xa.

Chị Nguyễn Thị Thành, xóm trưởng xóm 10, xã Phúc Trạch, một người quá hiểu hoàn cảnh của gia đình anh Thuận buồn bã kể:“Cách đây 5 năm, trong một lần trèo cây chặt lá cọ bị rơi từ trên cao xuống anh Thuận bị chấn thương nặng về cột sống, liệt nửa người nằm 1 chỗ. Vừa rồi chấn thương nặng thêm không có khả năng đại tiện và tiểu tiện được. Phía bệnh viện cho biết anh Thuận phải trải qua ca mổ, chi phí mổ lên tới 30 triệu đồng, nhưng gia đình không có khả năng chi trả nên bất lực phải đưa anh Thuận về nhà nằm vậy”.

Đang khóc nức nở, vuốt ve người cha bệnh tật, bé Hoài Thu lại vội vã chạy xuống nhà bếp để lấy nước cho bà nội Nguyễn Thị Tạo năm nay đã ngoài 80. Đã 7 năm rồi, kể từ ngày té ngã gãy chân không có tiền chữa trị, cụ Tạo phải ăn nằm một chỗ. Thật thảm thương cho kiếp người khi chứng kiến nơi cụ ăn nằm quá tồi tàn, xập xệ. Những chiếc cột đỡ túp lều bị mọt bào mòn, xung quanh không có vách ngăn, mái cọ lợp phía trên cũng đã mục nát. Vậy mà đã 7 năm cụ Tạo ăn nằm ở đó.

Nghèo khổ cụ có thể chịu đựng, nhưng vết thương ở chân khiến luôn khiến cụ bị đọa đày. Những lúc trái gió trở trời, vết thương từ cái chân gãy khiến cụ đau quằn quại, không ăn không ngủ. “Nhiều lúc đau quá, lại thương cảnh con bệnh tật không có tiền chạy chữa, hai cháu nhỏ bữa đói bữa no, cụ muốn chết đi cho xong để tui không còn là gánh nặng cho gia đình đứa con trai bất hạnh”- cụ Tạo ứa nước mắt đau đớn nói.

Cùng lúc nuôi chồng, mẹ già bệnh tật ăn nằm một chỗ, lo miếng cơm manh áo cho hai đứa con thơ đã khiến chị Hiền, mẹ bé Thu, một người phụ nữ yếu ớt gần như quỵ ngã. Năm tháng qua, bất chấp gió táp mưa sa, đôi chân, bàn tay chị không hề ngưng nghỉ. Lo cơm cháo cho mẹ già, chồng con xong, chị Hiền lại đạp xe đi gom phế liệu tại các gia đình bán cho các đại lý kiếm tiền. Cái nghề bạc bẽo này chỉ giúp chị kiếm được ngày vài chục ngàn, chỉ vừa đủ mua bó rau, con cá cho chồng con. Những hôm mưa gió chị không đi gom phế liệu được, hết sạch tiền, bữa cơm của mấy tấm thân trong ngôi nhà bất hạnh chỉ còn canh rau trong vườn. Bà con lối xóm thương cảm, người bát gạo, người con cá đỡ đần thêm.

Bi đát hơn, vừa rồi đi khám sau một cơn đau nhói, chị Hiền được thông báo bị sỏi thận, cần mổ gấp. Khánh kiệt, chị nuốt nước mắt vào trong trở về nhà mặc cho bệnh tật hành hạ.

Mới chỉ học lớp 6 thôi, còn rất hồn nhiên, ngây thơ, nhưng nhiều hôm chứng kiến người chị Hiền rớt nước mắt trong đêm tối, bé Hoài Thu đã cảm nhận được sự cùng cực của người mẹ thân thương. Thương bà, thương bố mẹ bệnh tật, bé Thu đã làm tất cả những gì có thể. Trở về từ lớp học, bé thay mẹ chăm sóc bố, bà từ vệ sinh, giặt dũ, đến chuẩn bị cơm nước. Đã nhiều lần bé Thu chịu đói để dành phần cơm, chút quà ai đó biếu cho đứa em thơ. Hoàn cảnh éo le của gia đình khiến tính cách của cô bé tự ti, rụt rè. Hôm tôi đến cũng là ngày một bạn lớp tổ chức sinh nhật, nhưng bé không tới dự. Bé khiến chúng tôi cảm thương khi nói rằng, con không có quà chúc mừng bạn nên con không đến dự.

Tôi lấy trong túi “đơn xin nghỉ học” do chính bé Hoài Thu viết gửi cho thầy giáo chủ nhiệm. Bé tần ngần, ứa nước mắt, nghẹn ngào câu được câu mất. “Cháu thương bà, cháu thương bố mẹ cháu. Cháu vẫn muốn đến trường, cháu không muốn bỏ học, nhưng nhà cháu khổ quá, cháu muốn nghỉ học để mẹ dành tiền mua thuốc cho bà, cho bố” – giọng cô bé vừa dứt ai trong chúng tôi cũng thương cháu vô cùng.

Thật tội nghiệp cho cô bé có khuôn mặt xinh tươi, đôi mắt tròn xoe, đen láy và được thầy giáo thông tin là học lực rất khá đang trước nguy cơ phải bỏ học. “Hôm nhận được đơn của em, tôi gần như thức trắng đêm. Hoài Thu phải nghỉ học thì thật quá bất công. Sau đó tôi có bàn với ban giám hiệu nhà trường sẽ làm tất cả, kêu gọi học sinh, thầy cô để em không phải nghỉ học” – thầy Nguyên nói rồi lấy tay vỗ về động viên cô học trò đáng thương – “Cố lên con, thầy và các bạn luôn ở bên con, con sẽ không phải nghỉ học”.

Động viên bé vậy thôi, nhưng chuyện trò riêng với tôi sau đó, thầy Nguyên hết sức lo lắng cho hoàn cảnh của cả gia đình bé, chứ không chỉ mỗi chuyện học hành của cô học trò tội nghiệp. “Một gia đình có một người bệnh tật đã khó khăn, còn nhà em lại có đến 3 người mang trọng bệnh, cần kíp đi viện mà không có tiền. Không biết rồi chuỗi ngày phía trước gia đình em sẽ sống ra sao? Tôi lo, bé có tiếp tục đến trường cũng sẽ rất khó khăn, khó toàn tâm cho việc học hành. Hoàn cảnh của gia đình em quả là đầy nghiệt ngã”- thầy lặng buồn nói với tôi như vậy.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1.Mã số 2120: Chị Cao Thị Hiền , xóm 10, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.

ĐT: 01626260085

Bố mẹ qua đời, một mình em lớp 7 chăm anh trai và chị gái ngớ ngẩn

Bố mất khi em được 1 tuần tuổi, mới đây mẹ lại đột ngột qua đời để lại hai người con lớn bị ngớ ngẩn, không biết gì. Vì vậy sau giờ lên lớp, cậu bé học lớp 7 này lại phải vội vã trở về nhà lo cơm nước cho cả anh và chị gái.

cbe53d921045360243ed27676f35e317

 Bố mẹ qua đời, một mình em lớp 7 chăm anh trai và chị gái ngớ ngẩn

13 tuổi nhưng trông cậu bé Nguyễn Đức Đạt (học sinh lớp 7A trường THCS xã Bình Minh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) nhỏ hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa. Là một học sinh “đặc biệt”, cô giáo Hoàng Thị Liệu –Phó hiệu trưởng trường THCS xã Bình Minh đã dành cho em những lời xúc động: “Ở trên lớp, Đạt là một học sinh rất ngoan và chăm chỉ, biết nghe lời các thầy cô giáo, tuy nhiên em rất hay khóc một mình vì tủi thân. Bố mất sớm từ khi em vừa lọt lòng, hai người anh trai và chị gái của Đạt lại bị ngớ ngẩn không biết gì nên mấy mẹ con sống trong cảnh khó khăn, nghèo túng. Gần đây mẹ của em lại đột ngột qua đời nên Đạt lại rơi vào tình cảnh vô cùng đáng thương. Ở trên lớp em buồn lắm, gần như giờ ra chơi nào cũng ngồi khóc, rồi cứ trống đánh hết giờ là lại thấy em chạy vội vã về nhà ngay để lo cơm nước và giặt giũ, chăm sóc anh trai và chị gái”.

19dbccba84af4390d6acdcd6b6f0ecea

 Không có ai để bấu víu, em còn phải chăm sóc cho cả hai người anh trai và chị gái bị ngớ ngẩn không biết gì.

Từ ra Tết, ngôi nhà nhỏ của cậu bé Đạt tại thôn Nhuận Đông, xã Bình Minh luôn có nhiều người qua lại. Bà con xóm giềng người mang cho cân gạo, củ khoai, người lại qua thắp cho mẹ em nén hương để căn nhà bớt đi sự lạnh lẽo. Những gương mặt buồn thiu, những giọt nước mắt lăn dài và cả những ánh mắt nhìn đau đáu xót xa… là những gì mà tôi thấy khi bước chân vào căn nhà ấy. Trước mắt tôi, cậu bé Đạt nhỏ thó ngồi gọn ở một góc nhà, đôi mắt hoe đỏ, trân trân nhìn lên bàn thờ mẹ rồi lại cúi gằm mặt xuống như để giấu đi nỗi buồn và sự cô đơn đến cùng kiệt.

6c61d4a85d0d346720338e6418cdb9f6

 "Vô cảm" trước nỗi đau mất mẹ, Thiệp và Thêu cũng không ý thức được sự vất vả, khó khăn của cậu em út khi vừa đi học, vừa lo chăm sóc anh, chị.

Chú Vũ Duy Hảo – Phó trưởng công an xã Bình Minh cũng có mặt tại đó, cho biết: “Hoàn cảnh của cháu Đạt đáng thương lắm cô ạ. Bố Đạt mất vì tai nạn cây đổ vào người khi thằng bé mới được đúng 1 tuần tuổi để lại 3 đứa con cho mẹ nó chăm sóc thì có đến tận 2 đứa là ngớ ngẩn không biết gì. Ngày mùng 8 Tết vừa rồi, chị Yến (mẹ cháu Đạt) không may đột ngột qua đời sau có mấy ngày kêu đau đầu, chóng mặt khiến các cháu rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn. Về phía chính quyền địa phương, chúng tôi cũng đã kịp thời thăm viếng và có phương án giúp đỡ các cháu. Tuy nhiên tôi cũng phải chia sẻ thật, sự đỡ đần của địa phương chủ yếu về phương diện tinh thần, còn vật chất thì chỉ là một chút thôi. Lo lắng và đáng thương nhất vẫn là cháu Đạt khi hàng ngày vừa đi học lại vừa lo cơm nước, chăm sóc cả anh trai và chị gái”.

0f075295b93ac37ced64a6f7fd2595bc

Và những giọt nước mắt đớn đau khi nghĩ đến tương lai phía trước chỉ có một mình với "gánh nặng" anh trai và chị gái. 

Cảm nhận được tình thương của mọi người dành cho em nhưng cậu bé Đạt vẫn buồn lắm. Em lủi thủi đi xuống bếp xới hai bát cơm mang cho anh trai và chị gái bởi cả anh, chị đều đang đòi ăn cùng một lúc. Chứng kiến hai gương mặt vô hồn của Thiệp (anh trai bé Đạt) và Thêu (chị gái Đạt) chỉ biết hau háu nhìn bát cơm rồi tranh nhau ăn trong tiếng khóc còn chưa ngớt của Đạt, không ai cầm lòng được. Tuy nhiên làm sao trách được bởi anh và chị của em đều mang bệnh từ nhỏ nên đã hoàn toàn “vô cảm” trước nỗi đau mất mẹ và sự vất vả, nhọc nhằn của đứa em út mới 13 tuổi.

Từ nhỏ đã không biết mặt bố, Đạt lớn lên trong tình yêu thương, đùm bọc của mẹ và những cơn điên dại của anh trai và chị gái nên em cũng quen dần với việc cơm nước, giặt giũ, thậm chí là tắm, rửa, vệ sinh cho anh, chị. Nhưng giờ mẹ không còn nữa, khiến em trở nên chênh vênh, chấp chới không biết bấu víu vào đâu. Có lẽ em sẽ không đến nỗi phải đói ăn bởi còn đó tình thương của bà con lối xóm , bạn bè và các thầy cô giáo nhưng còn tương lai phía trước, thật lòng tôi không dám nghĩ đến khi quay ra thấy Đạt đang rửa mặt cho anh rồi đến lượt chị. Một mình em không cha, không mẹ đã đáng thương, giờ lại phải đèo bòng thêm cả anh trai và chị gái khiến nỗi khó khăn lại càng tăng thêm gấp bội. Ấy vậy mà cậu bé ấy đã nói với tôi lời sau cùng trước khi chào ra về rằng: “Dù có thế nào cháu cũng phải chăm sóc anh, chị của cháu cô ạ vì mẹ cháu đã từng bảo anh, chị sinh ra thiệt thòi vì không được khôn ngoan như cháu nên cháu phải yêu thương và đùm bọc!”.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

Em Nguyễn Đức Đạt (thôn Nhuận Đông, xã Bình Minh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương)

Hoặc: lớp 7A trường THCS Bình Minh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Số ĐT: 01644.329.375 (Số ĐT của chị Nguyễn Thị Hạnh- cô ruột của cháu Đạt)

Theo:  khoevadep.com.vn copy link