Tiêm vắc-xin về mà 'khỏe re', không đau, không sốt, có khi nào... không có tác dụng? Bác sĩ trả lời

( PHUNUTODAY ) - Rất nhiều người có chung thắc mắc, họ đi tiêm vắc xin về nhưng khỏe bình thường, không thấy tác dụng phụ. Vậy liệu vắc xin có tác dụng hay không?

Hiện nay, tình hình dịch bệnh đang căng thẳng, tiêm vắc xin là biện pháp duy nhất có thể đẩy lùi dịch bệnh.

Việt Nam cũng tiến hành tiêm vắc xin cho người dân, đặc biệt ưu tiên những điểm nóng, những vùng dịch bệnh căng thẳng. Chỉ có tiêm vắc xin, tiến tới miễn dịch cộng đồng thì mới có cơ hội chiến thắng bệnh dịch.

Thông thường, khi tiếm vắc xin về, cơ thể có những phản ứng phụ như sốt, đau nhức, mệt mỏi... Tuy nhiên một số người hoàn toàn không có cảm giác đó. Chính vì thế họ thắc mắc, có phải không bị vắc xin 'hành' thì không có tác dụng hay không.

5

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM) trả lời:

Không hành gì hết hoặc chỉ đau chút chút nơi chích chứ không sốt, không mệt là một trong các kiểu không hiếm gặp sau tiêm vắc-xin Covid-19. Nhiều người cũng thắc mắc như bạn, hay suy nghĩ "ủa, sao kỳ vậy ta".

Thực ra đây là một trong 4 "kiểu" thường thấy sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, đều là do cơ địa, có người này, có người khác và không liên quan đến việc vắc-xin tác dụng tốt hay không, nên bạn cứ yên tâm.

Những điều nên làm trước và sau khi tiêm vắc xin

Ngủ sớm và ngon giấc trước ngày đi tiêm

Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Do vậy, trước ngày đi tiêm, hãy cố gắng gạt bỏ tâm lý lo lắng, trằn trọc do căng thẳng. Nên đi ngủ sớm, và để đảm bảo có một giấc ngủ ngon, bạn nên kiêng chất kích thích, uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ 1 giờ, tạo một không gian thật dễ chịu để đi vào giấc ngủ khoan khoái.

Uống đủ nước trước và sau tiêm

Sau tiêm cơ thể có thể bị sốt do phản ứng với vắc xin, dẫn đến mất nước. Đó là lý do mà trước khi tiêm, cũng như sau tiêm, bạn cần uống nước đầy đủ. Nên uống từ từ, chia làm nhiều lần trong ngày. Ngoài uống nước lọc, bạn có thể bổ sung thêm nước hoa quả như nước dừa, nước chanh, cam, để cung cấp thêm vitamin và điện giải cho cơ thể.

Ăn uống đầy đủ, chế độ dinh dưỡng cân bằng

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bao gồm các nhóm thịt cá, trứng, sữa, các loại tinh bột, ngũ cốc, và rau xanh, hoa quả tươi để cơ thể luôn khỏe khoắn.

Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa

Sau tiêm cơ thể dễ bị mệt mỏi, đau nhức, sốt, bạn cũng có thể bị buồn  nôn và chán ăn. Hãy khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh, sữa… và chia nhỏ bữa ăn.

Nghỉ ngơi hoặc tập thể dục nhẹ nhàng

Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể mệt mỏi, bạn cần được nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, quá sức. Bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ chậm, hay các động tác yoga nhẹ nhàng.

5 điều không nên:

Không nên thức khuya trước và sau ngày tiêm. Thức khuya khiến cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng giảm sút sẽ khiến các phản ứng phụ có thể nặng hơn.

Không để bụng đói trước tiêm: Trước khi tiêm cũng như sau khi tiêm, bạn cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tránh trạng thái chóng mặt, ngất xỉu

Không sử dụng chất kích thích, uống rượu bia trước và sau tiêm: Rượu bia có thể gây ức chế miễn dịch, gây mất nước, làm giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng. Và đặc biệt, nếu có xảy ra biến chứng sẽ khó phân biệt được là do phản ứng của rượu bia hay của vắc xin.

Không nên uống uống trà, cà phê, nước tăng lực trước khi tiêm: các thức uống nhiều caffein làm tăng huyết áp, nhịp tim, điều này có thể ảnh hưởng tới kết quả sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.

Không ăn nhiều chất béo bão hòa: Các dạng thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ chiên, nướng, đồ ăn nhanh, … dễ làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link