Mở nắp quan tài...
Tương truyền khi nắp quan tài bật mở, những tên trộm mộ hết sức khi nhìn thấy dung nhan xinh đẹp như người đang sống của Từ Hy Thái Hậu, có vẻ như bà đang say ngủ, chứ không phải là đã chết. Nhưng lạ thay khi cạy viên dạ minh châu trong miệng Từ Hy ra, thì qua vài giờ đồng hồ, da thịt xác chết trở nên biến dạng, để qua vài ngày thì khô quắt như xác chết lâu ngày.
Theo sử sách, khi nhập liệm, Từ Hy đội mũ phụng quán, trên mũ có gắn một viên trân châu to bằng quả trứng gà, theo giá đương thời là hơn 10 triệu lượng bạc trắng. Trong miệng Từ Hy ngậm một viên minh châu, tương truyền có thể phát sáng trong đêm từ ngoài 100 bước; trên cổ đeo 3 xâu chuỗi, trong đó 2 chuỗi bằng trân châu, 1 chuỗi bằng hồng bảo thạch; mình mặc lễ phục dệt bằng sợi tơ vàng; tay cầm một nhánh hoa sen bằng ngọc.
Ngoài ra, bên cạnh thi hài còn đặt các đồ bồi táng như tượng Phật bằng vàng, ngọc; các đồ bằng san hô, đá quý các loại. Nghe nói sau khi bỏ đồ bồi táng xong, thấy quan tài vẫn còn chỗ hở, các quan phụng táng lại đổ thêm vào 4 hộp trân châu và 2.200 miếng hồng thạch, lam thạch, lục thạch.
Vào năm 1983, chính phủ Trung Quốc thành lập một tổ công tác gồm 13 người, nhiệm vụ chính của họ là tu bổ lại di hài cũng như khu lăng mộ của Từ Hy Thái Hậu.
Lần mở quan tài này cũng giống như lần đầu tiên, sử gia Trung Quốc Ninh Ngọc Phúc, người đứng đầu tổ công tác, cho biết: "Lịch sử đã một lần nữa lặp lại, một sức mạnh vô hình, huyền bí nào đó đã xảy ra. Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy một thứ ánh sáng chói lòa phát ra từ quan tài, hết thảy các nhà khoa học hiện diện tại đó đều tròn xoe mắt ngỡ ngàng. Thật kỳ lạ là di thể của Từ Hy Thái Hậu dù bị xâm phạm nặng nề nhưng vẫn còn nguyên vẹn, dù nước da không còn tươi nữa".
Trong đợt kiểm tra lần thứ 2, không còn nhìn thấy thứ ánh sáng chói lòa kỳ diệu như 2 lần trước đó nữa, mặc dù vậy, tổ công tác sau một hồi lần mò đã tìm thấy trong tay phải của Từ Hy có giấu một chiếc túi nhỏ, bên trong chiếc túi này, người ta tìm thấy 1 chiếc răng và 2 chiếc móng tay của bà.
Bí mật về lăng mộ không bao giờ xanh cỏ
Sau khi Hàm Phong băng hà, Thái tử Tải Thuần lên ngôi làm Hoàng đế, sử cũ gọi là Đồng Trị đế. Tân đế kế vị, mẹ ruột là Từ Hy từ phi tần vươn lên trở thành Hoàng Thái hậu. Vào giai đoạn Quang Tự Hoàng đế tại vị, quyền lực của Tây Thái hậu đã lớn mạnh đến nỗi đủ sức làm mưa làm gió và đem lại cho bà cuộc sống xa hoa, lãng phí đến cực điểm.
Sau khi Từ Hy qua đời, cơ nghiệp Đại Thanh cũng đến hồi mạt vận. Người ta biết đến tang lễ rầm trời của Từ Hy xa hoa và hoành tráng nhất lịch sử phong kiến Trung Hoa với cỗ quan tài dát châu báu nặng đến mức cần 100 người khiêng!
Khi sắp sửa bước vào độ tuổi 40, Từ Hy đã bắt đầu hạ lệnh huy động nhân lực và tài lực để xây cất lăng mộ của mình. Người phụ trách nhiệm vụ này là Thuần Thân Vương Dịch Hoàn – em ruột của Hoàng đế Hàm Phong và cũng là cha ruột của vua Quang Tự.
Người đời đồn rằng, lăng mộ Từ Hy ở Định Đông Lăng được xây cất trên một mảnh đất có phong thủy tuyệt hảo, mảnh đất này từng được Hoàng đế Đồng Trị cho Từ Hy đích thân chọn lựa. Thế đất long phụng tựa núi cao, ngay trụ long mạch đế vương, quả thực trác tuyệt!
Trong quá trình xây cất lăng tẩm, Từ Hy đã huy động một khối lượng khổng lồ cả về nhân lực và tài lực cẩn thận tỉ mỉ đến từng viên gạch và tiểu tiết, bởi vậy lăng tẩm của vị thái hậu chuyên quyền nổi tiếng này nguy nga xa hoa chẳng hề thua kém hoàng cung trị giá 5 triệu lượng bạc trắng.
Tuy nhiên, sau khi xây xong, điều khiến Từ Hy không vừa mắt chính là đất này mọc quá nhiều cỏ dại – đó là điều bà không hài lòng. Từ Hy đã đưa ra yêu cầu rằng phần đất phủ phía trên của ngôi mộ tuyệt đối không được mọc ra một ngọn cỏ nào.
Để chiều lòng thái hậu, Thuần Thân Vương Dịch Hoàn đã áp dụng phương pháp bí truyền đến từ các lăng tẩm của vương triều Tây Hạ. Theo đó, ông cho người đem tới 100 chiếc nồi lớn, sau đó cho toàn bộ phần đất sẽ được đắp phía trên ngôi mộ vào nồi và đảo qua đảo lại trên lửa lớn để triệt tiêu dinh dưỡng trong đất, từ đó cỏ dại không thể mọc. Tuy nhiên đó không phải cách tốt nhất nên những người thợ đã đem toàn bộ đất xây lăng trộn với lưu huỳnh để khiến cho cỏ dại không cách nào sinh trưởng. Thông qua cách làm này, phần đất phía trên ngôi mộ của Từ Hy chưa bao giờ có tình trạng xanh cỏ.
Sau khi qua đời vào năm 1908, Từ Hy Thái hậu được chôn cất trong lăng mộ sang trọng chất chứa đầy báu vật mà bà đã cất công chuẩn bị lúc còn tại thế.