Con trai 6 tuổi hô hấp khó khăn, bố mẹ cho đi viện kinh hoàng trước thứ bác sĩ gắp ra từ cổ con

( PHUNUTODAY ) - Con trai 6 tuổi hô hấp khó khăn, cổ họng sưng tấy đầy mủ, bố mẹ đưa đi nhập viện liền giật mình kinh hãi trước thứ bác sĩ gắp từ trong cổ họng con ra.

Con trai 6 tuổi hô hấp khó khăn, bố mẹ cho đi viện, kinh hoàng trước thứ bác sĩ gắp ra từ cổ con

Tiểu Triều (6 tuổi) sống ở viện Phúc Lợi - cô nhi viện. Em được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hô hấp khó khăn, cổ họng sưng tấy, mưng mủ.

Bác sĩ Trương Duệ, khoa ngoại, bệnh viện Xi'an Children's Hospital, cho biết: "Kết quả khám bệnh khiến chúng tôi vô cùng kinh ngạc.

Chúng tôi phát hiện thực quản của bệnh nhi có một dị vật là móc kim loại rất lớn.

Empty

Nếu không gắp dị vật ra, đường thực quản và khí quản của bệnh nhi sẽ đối mặt với nguy cơ tổn thương, nhiễm khuẩn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng".

Được biết, Tiểu Triều không biết nói, không có khả năng tự vệ sinh cá nhân. Nhân viên viện Phúc Lợi suy đoán, có thể em đã nuốt móc kim loại trong khi đang chơi.

Sau khi hội chẩn, bác sĩ Trương Duệ đã tiến hành gắp nội soi lấy móc kim loại ra. Hiện tại, Tiểu Triều vẫn đang trong quá trình hồi phục.

Empty

Bác sĩ Trương Duệ nhắn nhủ: "Trẻ dưới 3 tuổi, bố mẹ không nên cho trẻ ăn hạt bí, hạt dưa, đậu phộng, quả hạch.

Trẻ độ tuổi đi học cần được bố mẹ bồi dưỡng thói quen sinh hoạt tốt, chẳng hạn không ngậm đồ chơi, bút trong miệng. Đây là cách giúp giảm nguy cơ hóc dị vật ở đường thực quản, khí quản đối với trẻ nhỏ".

Chuyên gia hướng dẫn sơ cứu hóc dị vật bằng thủ thuật Heimlich:

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), khi bị hóc dị vật, chúng ta nên sử dụng thủ thuật Heimlich. Đây là mẹo hay chữa bệnh mà bất cứ ai cũng nên dắt túi, đồng thời cũng là kỹ năng sống, giúp cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn.

Để sơ cứu trẻ bị hóc dị vật, chúng ta cần thực hiện những bước sau theo thủ thuật Heimlich:

- Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé, chỗ giữa hai xương bả vai. Hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.

- Sau khi thực hiện xong mà trẻ vẫn khó thở và tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức.

photo-3-1519784115073472455989

Nếu thấy cháo, sữa, canh… chảy từ mũi, miệng ra, cha mẹ cần hút sạch để thông đường thở cho con. Việc này cần làm sớm để tránh sữa không ứ đọng trong mũi, miệng.

Đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi, phụ huynh có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực. Lấy 3 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa chĩa ra) ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức).

Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn. Song song với việc đó là gọi xe cấp cứu.

- Với những bé còn tỉnh táo, nói được, cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang thắt lưng bé, một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ.

Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.

- Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh. Sau đó đưa bé ngay vào viện.

Lưu ý: Sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để kiểm tra, đề phòng dị vật còn sót lại ở đường thở.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn