Trong y học cổ truyền, kỷ tử (còn gọi là câu kỷ tử, câu khởi, khởi tử) là một dược liệu thường xuyên xuất hiện trong các thang thuốc, các món ăn tẩm bổ cơ thể. Kỷ tử mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Kỷ tử sử dụng trong các bài thuốc hay làm nguyên liệu nấu ăn thường là quả chín của cây khởi tử Lycium sinense được phơi hoặc sấy khô.
Cây kỷ tử được trồng nhiều ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên.
Quả kỷ tử chứa nhiều vitamin C, carotene, acid nicotinic, lysine, choline, canxi, phốt pho, sắt, chất béo, protein...
Bạn có thể sử dụng kỷ thử trong các bài thuốc, món ăn bồi bổ sức khỏe. Ngoài ra, một cách sử dụng kỷ đơn giản khác mà ai cũng có thể áp dụng chính là dùng nước kỷ tử như một loại trà. Bạn chỉ cần cho kỷ tử ngâm trong nước ấm để các dưỡng chất được hòa vào nước rồi sử dụng là được.
Nước kỷ tử mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
- Tăng cường sức đề kháng
Kỷ tử cung cấp nhiều beta-carotene - tiền tố của vitamin A và vitamin C. Đây là các chất cần thiết đối với cơ thể, có khả năng củng cố miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các mầm bệnh.
Ngoài ra, kỷ tử còn chứa các hợp chất có tác dụng giảm nồng dộ cytokine gây viêm trong cơ thể, thúc đẩy quá trình đào thải các chất có hại ra bên ngoài.
- Chống oxy hóa
Kỷ tử chứa lượng chất chống oxy hóa dồi dào có tác dụng chống lại các gốc tự do gây hại cho tế bào. Từ đó, nó có thể giảm tình trạng stress oxy hóa, chống viêm, tăng cường miễn dịch, chống lão hóa, giúp làn da thêm mịn màng.
- Bảo vệ da
Kỷ tử chứa nhiều beta-carotene có tác dụng bảo vệ da, giúp da khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, chất này cũng có công dụng trong việc làm giảm nguy cơ ung thư da. Nghiên cứu cho thấy việc uống nước ép kỷ tử giúp bảo vệ da khỏi các tác động tiêu cực của tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời.
- Tăng cường sinh lý
Kỷ tử có tác dụng tốt đối với sức khỏe nam giới, giúp tăng nồng hộ hormone testosterone trong cơ thể, từ đó kích thích ham muốn đồng thời hỗ trợ điều trị một số bệnh khác liên quan. Tuy nhiên, việc sử dụng kỷ tử để trị bệnh cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, không được dùng tùy tiện.

- Hỗ trợ giảm cân
Kỷ tử chứa nhiều vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhưng lượng calo và lượng đường thấp, không gây ra tình trạng mệt mỏi cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng nước kỷ tử, quả kỷ tử để tạo cảm giác no lâu, tăng lượng chất xơ tiêu thụ mỗi ngày, giúp hỗ trợ quá trình giảm cân.
- Tốt cho gan, thận
Kỷ tử chứa betaine hydrochloride có thể làm tăng lượng phospholipid trong gan và huyết thanh. Điều này có tác dụng trong việc bảo vệ gan trước các tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, kỷ tử cũng là dược liệu quý đối với thận. Các dưỡng chất mà nguyên liệu này cung cấp có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, tăng cường khả năng loại bỏ kim loại nặng trong thận.
- Tốt cho mắt
Kỷ tử chứa nhiều beta-carotene và zeaxanthin. Đây là các chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của mắt. Chúng có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường thị lực, ngăn ngừa các bệnh suy giảm thị lực do lão hóa, bảo vệ mắt khỏi tổn thương do tia cực tím trong ánh sáng và các gốc tự do gây ra.
- Làm đẹp da
Kỷ tử là một nguyên liệu được sử dụng nhiều trong các món ăn có công dụng làm đẹp da. Thành phần vitamin C, beta-carotene và các chất chống oxy hóa khác trong kỷ tử giúp cải thiện sắc tố da, làm da trắng sáng, mịn màng hơn.
Lưu ý khi sử dụng kỷ tử
Người bị huyết áp cao, người ăn nhiều thịt làm sắc mặt đỏ hồng, người hay gặp tình trạng cáu giận, nóng vội không nên sử dụng kỷ tử. Nguyên nhân là do kỷ tử có thể khiến cơ thể bị nóng, làm các tình trạng nêu trên trở nên nghiêm trọng hơn.
Kỷ tử tốt cho mắt nhưng không nên sử dụng quá nhiều vì nó có thể làm mắt bị đỏ, khó chịu, thậm chí gây suy giảm thị lực.
Kỷ tử có thể dùng trong các bài thuốc sắc, dùng để nấu ăn, pha trà. Một ngày có thể dùng từ 8-20 gram kỷ tử. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.