Tổ Tiên dặn nên đặt chuối lên bàn thờ nhưng tuyệt đối không mang đi tạ mộ? Vì sao lại thế?

11:17, Thứ năm 25/01/2024

( PHUNUTODAY ) - Tạ mộ cuối năm là một nghi lễ rất quan trọng mà các gia đình đều cần thực hiện. Tuy nhiên, gia chủ cần lưu ý đi tạ mộ không nên mang loại quả này.

Lễ tạ mộ là gì?

Lễ tạ mộ là một tục lệ truyền thống mang ý nghĩa tốt đẹp trong văn hóa Việt Nam, thể hiện tấm lòng hiếu thảo và sự kính trọng đối với tổ tiên và người thân đã ra đi.

Vì thế, hàng năm các gia đình người Việt thường xuyên thăm viếng mộ tổ tiên, đọc văn khấn tạ mộ ngoài đồng và làm lễ cúng rước vong linh Gia Tiên về với gia đình vào dịp đầu năm mới hoặc cuối năm.

ta-mo2

Ý nghĩa của lễ tạ mộ?

Lễ tạ mộ có ý nghĩa mong muốn người thân và tổ tiên nơi chín suối có thể an nghỉ và tránh sự quấy rầy của ngoại quỷ đối với mộ phần. Bên cạnh đó, việc làm này còn thể hiện lòng kính trọng và tình yêu thương của con cháu đến ông bà, cha, mẹ đã khuất và là một truyền thống đáng để gìn giữ và tôn vinh của người Việt.

Ngoài ra, lễ tạ mộ cũng được thực hiện sau khi ngôi mộ mới xây. Cũng giống như những lễ cúng tạ mộ khác, bạn cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật và bài văn khấn thần linh thổ địa ngoài mộ. Đây là một cách để thông báo đến các vị thần linh, thổ địa cai quản khu vực xây mộ và xin ý kiến của vong linh người mất về “ngôi nhà” mới của họ.

Nhiều quan niệm cho rằng nếu bỏ qua nghi lễ tạ mộ, con cháu và người thân trong gia đình sẽ gặp những điềm dữ, điều không may mắn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.

ta-mo3

Loại quả không nên mang đi tạ mộ

Một loại quả tuyệt đối không nên mang đi tảo mộ cuối năm là quả chuối. Bởi lẽ, theo phong thuỷ, quả chuối mang ý nghĩa thu hút, do đó nó cũng hay được dùng để thờ cúng.

Dù vậy, nếu đi tảo mộ hay trong tháng cô hồn thì gia đình nên tránh dùng chuối để tránh chào đón các vị khách không mời mà đến.

Những việc cần làm tại lễ cuối năm.

Trước khi tiến hành dọn dẹp phần mộ, người chủ gia đình hoặc người lớn tuổi cần thực hiện thắp hương xin phép và đọc văn khấn tảo mộ cuối năm.

Trong khi đợi hương tàn, con cháu có thể tiến hành dọn dẹp phần mộ. Khi nén hương cháy được 2/3 thì gia chủ có thể tiến hành hóa vàng và xin thụ lộc.

- Sửa sang, dọn dẹp khu mộ cho sạch sẽ mặt trước, mặt sau và khu vực xung quanh.

- Nhổ phát cỏ, cây dại xung quanh khu mộ.

- Có thể trồng hoa, trang trí cho khu mộ đẹp và ấm cúng.

- Thắp hương cho những mộ phần xung quanh khu mộ của gia đình.

- Nên ăn mặc lịch sự, trang trọng để thể hiện sự tôn nghiêm, thành kính với những người đã khuất. Nếu đi cùng con, cháu, đây là dịp để giải thích cho con cháu về ông bà, tổ tiên và công đức dòng họ.

- Sau khi đi tảo mộ về, nên tắm giặt sạch sẽ để loại bỏ hàn khí, bụi bẩn.

Lưu ý quan trọng khi thực hiện nghi thức cúng tạ mộ

Nên lựa chọn ngày tạ mộ có điều kiện thời tiết thuận lợi. Không nên chọn ngày mưa gió, sấm chớp.

Không nên đi tạ mộ quá muộn bởi chiều tối là lúc “âm thịnh, dương suy”, không tốt cho sức khỏe.

Không nên ăn đồ cúng tại nghĩa trang để tránh bị lạnh bụng

Giữ gìn vệ sinh xung quanh khu nhà mộ và đặc biệt không được nô đùa hay ngồi lên những ngôi mộ vì đây là hành động bất kính đối với người đã khuất.

Khi đi lễ tạ mộ nên thắp hương cho cả những ngôi mộ xung quanh như một cách “thăm hỏi” hàng xóm bên cạnh người thân của mình.

Không cần làm lễ tạ mộ quá linh đình, phô trương để khoe mẽ. Nên làm lễ sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế của từng gia đình.

Đi tạ mộ về nên hơ lửa hoặc tắm nước gừng để tham lọc âm khí bám trên người và quần áo.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo