Tổ tiên dạy không sai: "Trong nhà có 2 nơi không hương, giàu mấy cũng lụi" đó là 2 nơi nào, hương gì?

( PHUNUTODAY ) - Trong quan niệm của người xưa một ngôi nhà mà khi vào thấy 2 nơi này không có hương thơm thì gia đình đang giàu cũng dần lụi bại, sa sút.

Lời tổ tiên truyền lại có những điều ngẫm tới ngày nay vẫn đúng nhưng nhiều người không để ý nên bỏ qua, lúc nhìn lại hối không kịp. Theo quan niệm của người xưa, trong một gia đình có 2 nơi mà không có hương thơm, không có sự ấm cúng thì đang giàu có cũng sẽ có ngày lụi bại. Hai nơi đó là những nơi nào, mùi hương đó là gì?

to-tien-dan-con-chau

Nơi thứ nhất: Ban thờ tổ tiên không hương

Người xưa trọng việc thờ cúng tổ tiên. Quan niệm của người việc hương khói tổ tiên là vô cùng quan trọng. Những việc đó là do con trai thừa tự làm. Nếu một gia đình mà ban thờ gia tiên lạnh lẽo, không được chăm chút, không thường xuyên được thắp hương thì đó là bất hiếu. Người xưa cho rằng trần sao âm vậy, ông bà đã khuất chỉ là chuyển từ cõi trần sang cõi âm còn lại vẫn thường xuyên bên cạnh theo dõi.

Ban thờ tổ tiên mà không có hương khói, để cho lạnh lẽo, hôi hám, không ấm cúng, không người lau dọn chăm chút thì tổ tiên ông bà thành hồn ma bơ vơ không nơi nương tựa, về không có gì ăn, tổ tiên thành vong hồn đói rét. Đó chính là bất hiếu đại kỵ.

ban-tho-to-tien

Ban thờ tổ tiên mà không người thờ cúng, không hương thơm, để lạnh lẽo chứng tỏ con cháu không có lòng biết ơn

Ngày nay quan niệm nối dõi tông đường đã nới lỏng hơn, việc hương khói cha mẹ ông bà không nhất thiết phải do con trai, con gái cũng có thể thực hiện. Thế nhưng truyền thống thờ cúng thắp hương gia tiên vẫn không thay đổi. Thắp hương dâng cúng ông bà tổ tiên không phải là hành động mua lễ càng to càng lộc, thắp hương tối ngày mới đủ, mà chỉ cần tuần rằm rỗ kỵ có chén nước, đĩa quả, món ăn dâng lên thể hiện lòng tưởng nhớ, để biết ơn ông bà tổ tiên, biết ơn những gì có được trong cuộc đời nhờ ông bà tổ tiên.

Thắp hương ban thờ gia tiên, dọn dẹp ban thờ gia tiên không chỉ là cầu xin, trông vào đó cứ ngồi nhà dâng cúng là lộc tới. Mà mỗi khi thắp hương ông bà tổ tiên là sửa soạn tấm lòng, nuôi dưỡng khơi lên lòng biết ơn, tự kiểm điểm bản thân, sống tốt hơn. Từ đó làm việc tập trung hơn, biết hơn những gì mình có trong đời. Mang thái độ đó đi ra ngoài đời thì sẽ được người yêu quý, làm ăn thuận lợi. Và đó chính là giá trị của việc tưởng nhớ biết ơn tổ tiên. Một người vô ơn tổ tiên đi ra ngoài sẽ không có người tin tưởng, sẽ khó mà làm ăn, dần dần sẽ lụi bại.

2-noi-khong-huong-giau-cung-lui-bai

Nơi thứ hai: Thư phòng, phòng sách, nơi làm việc không có hương thơm

Để thành công trong cuộc sống, con người cần lao động và chăm chỉ học hỏi, rèn luyện mở mang trí tuệ, mở rộng nhận thức. Thế nhưng vào một nhà mà thư phòng lạnh lẽo, mạng nhện giăng đầy, bụi phủ ghế, phủ sách, hôi hám lạnh lẽo thì chứng tỏ gia đình không hiếu học.

Thời xưa con đường duy nhất vinh hiển là đỗ đạt trong các kỳ thi thì việc dùi mài kinh sử đèn sách càng quan trọng để gia đình thịnh vượng. Ngày nay con đường thành công của người ta đã có nhiều hướng hơn nhưng vẫn không thể thoát khỏi sự học hỏi, chỉ là thay vì học lý thuyết thì học thực tế. 

Thế nên dù thời nào thì việc học hỏi, đọc sách, làm việc phải chăm chỉ, nghiêm túc thì sự nghiệp mới thịnh vượng bền lâu, gia đình mới giữ được sự giàu có. Còn nếu giàu xổi, không chịu học hỏi làm việc chăm chỉ không trọng tri thức thì cũng dần dần bị đào thải và để người khác vượt qua, dần dần sẽ bị tụt hậu lại phía sau.

Bởi thế người xưa dạy con cháu phải biết nuôi dưỡng lòng biết ơn và nuôi dưỡng tri thức, chăm chỉ học hỏi thì gia đình sẽ giữ được sự hưng thịnh. Biết ơn cũng là nền tảng cho một người tu dưỡng phẩm chất, vun đắp tình cảm gia đình. Kiến thức học hỏi, làm việc là nguồn gốc cho sự tạo ra tiền, làm giàu cho cuộc sống và giữ được sự giàu có trong tương lai.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn