TQ phản đối Phlippines, lên kế hoạch phủ sóng toàn Biển Đông

19:47, Thứ sáu 14/09/2012

( PHUNUTODAY ) - TQ và Đài Loan phản đối việc Philippines đổi vùng biển tranh chấp thành biển Tây Philippines, Trung Quốc định xây một mạng lưới thông tin liên lạc phủ sóng toàn bộ Biển Đông là tin tức chính ngày 14/9.

TQ và Đài Loan phản đối việc Philippines đổi vùng biển tranh chấp thành biển Tây Philippines, Trung Quốc định xây một mạng lưới thông tin liên lạc phủ sóng toàn bộ Biển Đông là tin tức chính ngày 14/9.

Sau khi Philippines tuyên bố đổi tên vùng biển phía Tây của nước này là biển Tây Philippines và sẽ đăng kí tên này với Liên Hợp Quốc.Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã lên tiếng khẳng định:
Sau khi Philippines tuyên bố đổi tên vùng biển phía Tây của nước này là biển Tây Philippines và sẽ đăng kí tên này với Liên Hợp Quốc.Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã lên tiếng khẳng định: "Hành động của Philippines không thể thay đổi được thực tế rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các nhóm đảo ở biển Đông và các vùng biển lân cận".

 

Trong một tuyên bố của mình, Đài Loan cho biết
Trong một tuyên bố của mình, Đài Loan cho biết "không công nhận hành động đơn phương làm bùng phát tranh chấp", Đài Loan cũng "tái khẳng định chủ quyền một cách cứng rắn" trên vùng biển này."Chúng tôi kêu gọi các nước láng giềng kiềm chế, tránh bất cứ hành động đơn phương nào ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định trong khu vực và thay thế đối đầu bằng đối thoại".

 

 Trong khi đó, phát ngôn viên Tổng thống Philippines Edwin Lacierda khẳng định việc đặt lại tên này
Trong khi đó, phát ngôn viên Tổng thống Philippines Edwin Lacierda khẳng định việc đặt lại tên này "không gây xung đột" với các nước láng giềng. "Làm sao đe dọa các nước khác được khi nơi mà chúng tôi gọi là biển Tây Philippines bao gồm vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi", ông này cho biết.

 

Tân Hoa xã ngày 13/9 đưa tin Trung Quốc đang có kế hoạch xây mạng liên lạc kết nối các quần đảo ở biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.Động thái này rõ ràng vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tân Hoa xã ngày 13/9 đưa tin Trung Quốc đang có kế hoạch xây mạng liên lạc kết nối các quần đảo ở biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.Động thái này rõ ràng vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 

 Mạng liên lạc nói trên gồm 51 trạm gốc trên các quần đảo ở biển Đông, 104 trạm gốc trên các tàu và tám đường dây cáp dưới biển. Tân Hoa xã thậm chí còn
Mạng liên lạc nói trên gồm 51 trạm gốc trên các quần đảo ở biển Đông, 104 trạm gốc trên các tàu và tám đường dây cáp dưới biển. Tân Hoa xã thậm chí còn "khoe" rằng mạng liên lạc này khi hoàn tất sẽ bao phủ tất cả quần đảo ở biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và cả nơi Trung Quốc đang có tranh chấp với Philippines là khu vực bãi cạn Scarborough.

 

Đây cũng là một trong những động thái mới nhất nhằm hợp lý hóa cái gọi là
Đây cũng là một trong những động thái mới nhất nhằm hợp lý hóa cái gọi là "TP.Tam Sa" mà Trung Quốc ngang nhiên lập ra hồi tháng 7/2012 để tự cho mình có quyền quản lý cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

 

Tiếp đến, ngày 13/9 Thông tấn xã Đài Loan dẫn lời một học giả Mỹ cho hay Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách quyết liệt đối với các vấn đề liên quan đến tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông sau kỳ chuyển giao thế hệ lãnh đạo vào cuối năm nay .
Tiếp đến, ngày 13/9 Thông tấn xã Đài Loan dẫn lời một học giả Mỹ cho hay Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách quyết liệt đối với các vấn đề liên quan đến tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông sau kỳ chuyển giao thế hệ lãnh đạo vào cuối năm nay .

 

 Tuy nhiên cũng trong ngày 13/9, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke cho biết, trong các
Tuy nhiên cũng trong ngày 13/9, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke cho biết, trong các "cuộc thảo luận rất hữu hảo" tuần trước tại thủ đô Bắc Kinh, các lãnh đạo Trung Quốc đã tuyên bố với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton rằng họ muốn theo đuổi một một bộ quy tắc ứng xử với ASEAN trên Biển Đông.

 

Phát biểu tại Viện Hòa bình Quốc tế Carnergie ở thủ đô Washington, ông Locke nói:
Phát biểu tại Viện Hòa bình Quốc tế Carnergie ở thủ đô Washington, ông Locke nói: "Tôi đã nghe nhiều học giả danh tiếng Trung Quốc nói rằng bằng cách nào đó, Bắc Kinh muốn trở lại hiện trạng ban đầu, và rằng họ muốn hạ nhiệt". Cũng theo ông Locke, Mỹ đã không đưa ra lập trường về các tuyên bố chủ quyền, song muốn đảm bảo rằng không có bên nào "can dự vào bất cứ hành động gì làm gia tăng căng thẳng cũng như gây nguy hiểm đối với an ninh và tự do hàng hải, theo đó sẽ gây phương hại cho mọi người."

 

Những bình luận trên của ông Locke dường như tạo ra một sự nhấn mạnh khác biệt so với các quan chức cấp cao Mỹ khác, vốn kêu gọi Trung Quốc đàm phán với khối ASEAN gồm đầy đủ 10 thành viên. Theo thỏa thuận năm 2002, Trung Quốc đã nhất trí tiến tới một bộ quy tắc ứng xử cho vấn đề Biển Đông với ASEAN, song Bắc Kinh lại muốn giải quyết với từng nước thay vì với một khối thống nhất.(Tổng hợp TTXVN,GDVN)
Những bình luận trên của ông Locke dường như tạo ra một sự nhấn mạnh khác biệt so với các quan chức cấp cao Mỹ khác, vốn kêu gọi Trung Quốc đàm phán với khối ASEAN gồm đầy đủ 10 thành viên. Theo thỏa thuận năm 2002, Trung Quốc đã nhất trí tiến tới một bộ quy tắc ứng xử cho vấn đề Biển Đông với ASEAN, song Bắc Kinh lại muốn giải quyết với từng nước thay vì với một khối thống nhất.(Tổng hợp TTXVN,GDVN)

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc