Trẻ tự ngủ và trẻ phải ru mới ngủ có sự khác biệt khi lớn: Chênh lệch về chỉ số IQ và chiều cao

( PHUNUTODAY ) - Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên chú ý đến một số hành vi và thói quen của trẻ vì những điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ sau này.

3 điểm khác biệt giữa 1 đứa trẻ ngủ ngoan và đứa trẻ ngủ kém

1. Khác biệt về chỉ số IQ và chiều cao

Từ việc quan sát hai đứa trẻ trong thời gian dài, mẹ của Đại Bảo và Tiểu Bảo nhận ra rằng chỉ số IQ của Tiểu Bảo không bằng anh trai Đại Bảo. Điều này có thể do chất lượng giấc ngủ của hai đứa trẻ khác nhau, cách ngủ cũng khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Những đứa trẻ không thể ngủ sâu giấc, ảnh hưởng đến quá trình tiết ra hormone tăng trưởng trong khi ngủ, không tốt cho sự phát triển chiều cao và trí não của trẻ.

unnamed

Hormone tăng trưởng do cơ thể tiết ra cũng khác nhau đối với chất lượng giấc ngủ khác nhau. Nếu chất lượng giấc ngủ của trẻ không tốt và hormone tăng trưởng do cơ thể tiết ra ít thì sự phát triển trí não sẽ tương đối chậm. Ngược lại, nếu những đứa trẻ có chất lượng giấc ngủ tốt sẽ tiết ra hormone tăng trưởng nhanh hơn, từ đó mức độ thông minh của chúng sẽ phát triển nhanh hơn nên sẽ có IQ cao hơn.

Nghiên cứu của đại học Y Harvard (Mỹ) cũng cho thấy trí nhớ của những đứa trẻ đi ngủ muộn kém hơn rất nhiều so với những đứa đi ngủ sớm.

download (52)

2. Tính độc lập của trẻ

Những đứa trẻ cần bố mẹ dỗ dành khi đi ngủ có thể do đã phụ thuộc vào bố mẹ quá nhiều nên lớn lên cũng sẽ khó tự lập, không biết sắp xếp công việc, dần dần sẽ có tính ỷ lại vào bố mẹ, đồng thời cũng sẽ nhút nhát, ý thức quyết đoán.

Trong khi đó, các bé tự ngủ một mình thường độc lập hơn, không chỉ làm mọi việc gọn gàng mà còn rất dũng cảm và có năng lực vượt trội và khả năng thích ứng với môi trường mạnh mẽ hơn.

3. Khác biệt về tính cách

images (12)

Những em bé biết tự ngủ từ sớm có xu hướng trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn hơn, không quá nhõng nhẽo, cũng không cần sự kỉ luật quá mức của cha mẹ. Ngược lại, những bé cần được dỗ dành khi ngủ thường có tích cách nóng nảy, hay ăn vạ và khóc khi không được như ý mình hoặc gây ra nhiều rắc rối khi lớn lên.

Ngoài ra, một số khảo sát cũng đã chỉ ra rằng những đứa trẻ khó ngủ có xu hướng hình thành tính cách hướng nội, cô đơn và không thích chơi với bạn bè khác. Trái lại trẻ tự ngủ thường có tính cách năng động, vui vẻ và hòa đồng.

Cách để con dễ đi vào giấc ngủ

Trẻ cần được tập các thói quen ngủ ngay từ khi chào đời. Trình tự các bước cũng như không gian nơi ngủ sẽ giúp con hiểu được điều này. Vì thế mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Trước khi con đi ngủ 30 phút, mẹ cần giảm dần ánh sáng. Tốt nhất là để đèn thật mờ, màu vàng.

– Tạo không gian yên tĩnh, không điện thoại, ti vi hay bất kỳ thiết bị điện tử nào ở nơi ngủ của con.

– Tạo cho con các hoạt động theo một trình tự nhất định để con biết đã đến giờ đi ngủ như: tắm nước ấm, lau người, ăn sữa, đọc sách, mát xa và đi ngủ.

Cách này cần thực hiện liên tiếp từ 6-7 tuần và càng tạo thành nếp sớm bao nhiêu, bé sẽ tự mình đi vào giấc ngủ dễ dàng bấy nhiêu.

Theo:  xevathethao.vn copy link