Đã có những bài báo chạm đến nỗi ám ảnh trong đám đông của người Việt, khi nhắc tới vô số điểm đen ở lễ hội đếm ngược Heineken Countdown năm nay. Chen lấn, xô đẩy, vứt rác bừa bãi, gây lộn... là những mảng tối trong văn hóa khi đi chơi của giới trẻ Việt Nam. Thế nhưng, trên tất cả, điều khiến mọi người than phiền và bức xúc lại là văn hóa hành xử ở chỗ đông người của những cô cậu thanh niên “ít suy nghĩ”. Họ là các nhóm tụ tập lại với nhau trêu ghẹo, chọc phá người đi xem lễ hội đón giao thừa, vẩy nước ngọt lên đầu người khác, gây gổ đánh đấm thì vô biên… Và còn một trò nữa: lợi dụng đám đông chen lấn để sờ ngực, chạm mông các cô gái.
Giày, khăn, áo... rơi vãi sau lễ hội. |
Hành động tưởng chừng là thô thiển này, lại được họ lên mạng coi như chiến tích. Những cô gái đi đơn lẻ, hay theo hội, đều dễ dàng trở thành nạn nhân của trò đùa rất thiếu văn hóa. Trong biển người ở giữa quảng trường Nhà hát lớn vào giờ phút đón năm mới, không còn một kẽ hở nào để thở chứ đừng nói đứng có khoảng cách. Chính vì thế, rất nhiều cô gái cắn răng chấp nhận cảnh bị chèn ép, sờ soạng, sàm sỡ vòng 1, vòng 3. Họ nhìn thấy bàn tay đang sờ ngực mình nhưng đành buông xuôi vì quá đông và hơn nữa, sợ phản kháng sẽ khiến các thanh niên manh động kia sửng cồ, gây náo loạn giữa biển người. Buổi countdown đáng lẽ sẽ là kỷ niệm khó quên với màn đếm ngược đầy háo hức, thì lại trở thành ám ảnh kinh hoàng với những cô gái trẻ bị sờ ngực, chạm mông đầy thô thiển.
Thi nhau kể chiến tích sờ ngực, chạm mông. |
Nick Buo04... kể trên một diễn đàn dành cho giới trẻ: “Em bị chèn kinh quá, chân bay lên mặt đất, ngực bị ép tưởng chừng muốn ngất, em thề là đã nghĩ đến cảnh chết bét xác ở đấy. Nhưng theo bản năng sinh tồn, dồn hết sức còn lại đưa 2 tay đẩy thật lực vào lưng đứa đứng trước lấy không khí thở. Tự nhiên nó quay mặt lại, hóa ra là một em xinh vật, tóc ngắn son phấn đỏ choét. Và thế là 2 tay từ vị trí lưng chuyển thành đặt vào vếu em ý.
Sợ quá định bỏ tay ra thì lực đẩy từ phía trước càng ép vếu em ý vào tay mình, vếu thì to mà áo lót thì mỏng, lúc đấy cũng muốn đưa tay nhào nặn đấy nhưng sợ em ý hét lên là mình ăn hội đồng úp sọt ngay. Em ý cũng biết đang có sự cọ xát của mình nên cứ nhìn nhìn, khoảng 10 giây sau hơi giãn nên bỏ tay ra được, nhanh chóng lẩn ra chỗ khác ngay lập tức”.
Hưởng ứng phong trào khoe chiến tích, nick Zee cũng tham gia: “Hôm qua em cũng ăn hôi được một tý. Đứng sát một em xinh tươi, trắng vãi, quẩy một lúc nóng xong em ý cởi hết, mặc mỗi cái áo phông. Xong lúc quẩy em ý nhẩy, nhìn ngực cũng tưng tưng. Em nhận thấy cơ hội nên càng đứng sát vào hơn, tay em cũng la liếm ngực được một chút. Em gái kia cũng nhận thấy nhưng do đông quá nên đành chịu, không dám nói gì mình”.
Nick Chjp thì khoe “Năm nay em cũng bóp mông được khối em”…
Cứ thế, topic nói về lễ hội đếm ngược nhanh chóng trở thành chỗ khoe cảm giác nóng bỏng khi đụng chạm, sàm sỡ các cô gái không quen biết. Người đọc phải giật mình vì độ thô thiển trong cách khoe khoang này, cũng thấy xót xa cho những cô gái trẻ đi chơi gặp phải hội “dê già” nhưng vì thân cô thế cô, sợ xấu hổ, đã không dám phản ứng. Còn với con trai, họ không khỏi phẫn nộ và sợ hãi khi nghĩ tới cảnh đưa bạn gái tới lễ hội, ai “may mắn” vì năm nay không đưa bạn gái đi countdown thì thở phào nhẹ nhõm, mặc dù cảm giác đếm ngược đón năm mới luôn hấp dẫn tất cả mọi người.
Giật mình hơn, là một vài thanh niên còn hẹn nhau phải tới những chỗ nào càng đông càng tốt, để dễ dàng sờ soạng hơn nữa!
Hình ảnh không đẹp mắt sau lễ hội: một chiếc áo ngực nằm lăn lóc giữa đường.
Vậy là với những hình ảnh chẳng hề đẹp mắt, như chiếc áo lót nằm tênh hênh giữa đường sau giờ phút giao thừa ở lễ hội, hoặc giầy dép, áo, khăn rơi la liệt dưới đất và hàng ngàn lời ca thán bị hất nước ngọt, bị chen lấn, không thở nổi… nay thêm cả sự vô ý thức của đám thanh niên sàm sỡ con gái còn thản nhiên lên mạng khoe chiến tích, thì văn hóa vui chơi ở những lễ hội "free" kiểu này của người trẻ Việt quả là còn quá nhiều bất cập. Liệu các bạn nữ năm sau còn dám “cháy hết mình” ở một nơi đáng lẽ phải đầy sự văn minh, hay e dè tới lễ hội với đủ loại “áo giáp, quần bảo vệ” khỏi hội “dê xồm”?