Nhớ ơn chín chữ cù lao,
Ba năm bú mớm biết bao thân tình.
Ơn nghĩa của cha mẹ lớn như là núi là biển, nhưng thử hỏi con cái khi khôn lớn có nhớ ba năm bú mớm?
Khi còn bé thì trong mắt mọi đứa con, cha mẹ như là những vị thần đầy quyền uy, lộng lẫy. Lời cha mẹ nói là biển cả, tiếng cha răn dạy như là thép. Cha mẹ là hai ngọn núi sừng sững và vĩ đại, là chỗ dựa mà con cái lúc nào cảm thấy an toàn, chở che để chẳng phải lo nghĩ sóng gió trong đời.
Thế nhưng khi người con đủ lông đủ cánh thì cũng là lúc trong lòng chúng hai ngọn núi kia dần đi theo chân trời. Cha mẹ đã thôi không còn vĩ đại và bao trùm, ảnh hưởng toàn bộ đời sống của con cái nữa. Vì cái gọi là nước mắt chảy xuôi, cha mẹ phải thận trọng từng lời ăn tiếng nói, từng cái ho hen, hắt hơi và từng bước đi run rẩy chỉ để con cháu không cảm thấy bị làm phiền.
Khi còn nhỏ, cha mẹ giảng bài con không hiểu thì cha mẹ vẫn kiên nhẫn mà dạy cho con. Nhưng khi cha mẹ già, lẩm cẩm, có hỏi con cái nhiều thì sợ con khó chịu.
Sợ con mắng mình là phiền, nghe lời này từ miệng con, nhìn thấy sự giận dữ trong mắt con, cha mẹ chỉ còn biết cười giả trân cho yên nhà yên cửa hoặc giấu nỗi buồn vào trong mà tìm góc nhà ôm mặt tủi khóc.
Ở cái tuổi đã qua bao nhiêu thăng trầm đời người, cha mẹ ngày càng trở nên nhạy cảm với những lời trách móc hơn. Những lời nói vô tâm của con cái khiến cha mẹ cực kỳ đau đớn.
Cha mẹ cả đời chịu vất vả, hi sinh cái ăn, cái mặc để nuôi con khôn lớn, nhưng đứa con chỉ biết nhìn ra bên ngoài, xem thấy người người được ăn mặc sung sướng lại trách móc mình sinh tra trong gia đình thiếu thốn đủ thứ.
Trách thôi chưa đủ, khi đã đủ lông đủ cánh, con cái quay lại trách móc cha mẹ mình vô dụng, bất tài.
Cha mẹ sinh ra ra suy cùng là người bình thường, họ phải đối mặt với những khó khăn, trở ngại. May mắn có thể phất lên, giàu có để đem lại cho con cuộc sống sung sướng. Không may có thể sẽ phải chật vật trong cái nghèo đến khi già nua.
Phần con cái, khi lớn lên, tầm nhìn và quan điểm thay đổi, bỏ xa khoảng cách với cha mẹ. Hiểu thêm được một điều lại càng cảm thấy cha mẹ lạc hậu, quê mùa mà sinh ra chán ngấy. Có được chút dư chăm sóc cha mẹ như bổn phận lại mất đi sự kiên nhẫn với những chậm chạp khi về già của cha mẹ.
Tại sao cha mẹ càng lớn tuổi càng yếu thế trước ocn cái? Đó là vì con cái khi đủ lông đủ cánh, mở mắt khắp chốn khắp phương đã thay đổi, trở nên không kiên nhẫn nữa rồi. Sau tất cả, vì muốn cuộc sống của con được yên ổn, cha mẹ đành phải biến mình thành những ông bà già thận trọng, vất vả nuôi con đến khi bạc đầu rồi lại phải dè chừng con cái.