Mùa thu là thời kỳ quan trọng để bón phân và thay chậu cho cây cảnh. Nhưng nhiều người lại không biết bón phân gì? Cách bón phân thế nào?...
Tôi sẽ mách bạn phương pháp sản xuất và kỹ năng sử dụng của một số loại "thần dược" đại bổ với cây cảnh mà hộ gia đình nào cũng có thể kiếm được nhé!
Bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu, cách này vừa tiết kiệm chi phí mà lại không sợ độc hại, vô cùng lành với sức khỏe.
Dùng tàn tro của thực vật để bón cho cây cảnh
Nhiều người cảm thấy ở thành phố không tìm được loại này, bỏ tiền ra mua cũng không đáng là bao. Trên thực tế, nó hầu như chỉ là bụi sau khi cây bị đốt cháy! Bạn có thể nhổ 1 ít cỏ dại ven đường, phơi khô và đốt cháy chúng, lấy tro mà không tốn một xu!
Tro thực vật rất hiệu quả trong việc điều trị nhện đỏ, bệnh phấn trắng, rệp và các bệnh khác cho cây cảnh. Phương pháp sử dụng cũng rất đơn giản.
Bạn có thể đổ vào nước vào tro theo tỷ lệ tùy ý, đợi đến khi tro tan hết thì chỉ dùng dung dịch nước tưới lên cành và lá của cây để có thể phòng trừ sâu bệnh hại một cách toàn diện.
Đồng thời, chúng ta cũng có thể rắc trực tiếp tro lên mặt đất trồng hoa để bổ sung các nguyên tố vi lượng khác nhau như lân, kali, canxi.
Tro thực vật rất giàu kali, có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cây cảnh, mở ra hàng rào đầu tiên chống lại sâu bệnh, bảo vệ sự phát triển khỏe mạnh và mạnh mẽ của cây cảnh.
Ngoài ra, trong quá trình thay đất bầu cho cây, chúng ta cũng có thể trộn trực tiếp tro thực vật vào đất để khử trùng hoàn toàn cho đất, tác dụng của nó không thua kém gì carbendazim đâu nhé.
Dùng nước ngâm hạt đậu nành tưới cho cây cảnh
Chúng ta đều biết rằng đậu nành (đậu tương) có tác động rất lớn đến cây trồng, đặc biệt là vì nó rất giàu nitơ, có thể thúc đẩy toàn diện sự phát triển của rễ, thân và lá cây cảnh.
Nói chung, khi sử dụng đậu nành để làm phân bón, chúng ta cần ngâm đậu nành từ 3 đến 4 giờ. Khi hạt đậu nành nở ra gấp đôi thì có thể đun với nước, sau khi đun sôi thì để nguội đến nhiệt độ phòng rồi đem đi ủ.
Để đậu nành trong một thùng trong suốt, thêm một lượng nước thích hợp theo tỷ lệ 1 phần đậu nành và 10 phần nước, trộn đều và lên men.
Sau khi đậu nành phân hủy hoàn toàn, có thể lấy dung dịch nước ra, pha với 30 ~ 50 lần nước máy, các loại hoa và cây cảnh, đặc biệt là các loại hoa và cây cảnh đang phát triển.
Sử dụng với tần suất 2 - 3 lần/tháng với dạng hòa tan trong nước. Loại nước dinh dưỡng này sẽ ngấm vào đất, được rễ hút lên, giúp cây cảnh có thể phát triển liên tục.
Và nếu chúng ta dùng các sản phẩm khác từ đậu nành như sữa đậu nành, bã đậu nành ép khô thì không cần phải chế biến quá kỹ.
Ví dụ, sữa đậu nành có thể được đổ trực tiếp vào đất gần gốc cây cảnh. Từ đó cây cảnh có thể hấp thụ từ từ qua quá trình thẩm thấu trong đất và sự phân hủy của vi sinh vật.
Đối với bã ép đậu nành, lạc, vừng... chúng ta có thể trực tiếp nghiền nhỏ rồi rắc lên bề mặt đất trồng cây cảnh để có thể cung cấp liên tục và ổn định các nguyên tố vi lượng như đạm, lân, kali, canxi cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật!
Tất nhiên, dù là loại phân nào thì trong quá trình sử dụng bạn cũng phải luôn ghi nhớ một điều là không lạm dụng quá nhiều và chăm chỉ bón các loại phân đã được pha loãng nhé. Tốt nhất không sử dụng quá 3 lần/tháng.
Dùng phân bón từ rác thải hữu cơ để bón cho cây cảnh
Con người ngày nay đã quen ăn nhiều loại trái cây và rau quả. Gia đình nào cũng có rau xanh và hoa quả quanh năm.
Sau khi nhặt bỏ phần lá già, gọt bỏ vỏ rau củ quả, bạn đừng bỏ đi. Đây chính là những loại phân bón quan trọng để trồng hoa và cây cảnh.
Về cơ bản, loại phân bón này có thể được cây cảnh hấp thụ và tận dụng 100% mà không cần thêm bón thêm các phân hóa học khác, cũng không gây ra hiện tượng hỏng phân bón và cháy rễ, cháy cây. Xét cho cùng thì chúng là vỏ và lá rau, là một phần của cây.
Chất dinh dưỡng loại phân bón từ rác hữu cơ này chứa chủ yếu là chất xơ thô và axit trái cây, còn các nguyên tố vi lượng sau khi phân hủy chủ yếu là nitơ, phốt pho và kali.
Thông thường, chúng ta có thể phơi khô lá cây và vỏ trái cây tươi, sau đó vò thành hạt nhỏ rồi rắc lên đất trồng cây cảnh để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây cảnh phát triển tốt.
Tất nhiên, nếu cây cảnh tạm thời chưa có nhu cầu, chúng ta cũng có thể cắt vỏ tươi thành từng dải nhỏ rồi cho trực tiếp vào chai nhựa đậy kín, để nơi có ánh sáng vừa đủ để nước lên men liên tục.
Sau một thời gian, chắt nước dinh dưỡng này rồi đem pha với nước máy với tỷ lệ 1/20-30 lần rồi đem tưới hco cây cảnh.
Loại nước này bổ sung chất dinh dưỡng, nâng cao độ phì nhiêu cho đất, đồng thời tích hợp các chất mặn - kiềm mới phát sinh trong đất, hạn chế hiệu quả xu hướng nhiễm mặn đất, ổn định trạng thái của đất, tạo môi trường ổn định cho cây cảnh, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của chúng.
Ngoài ra, nếu muốn sử dụng rác rau củ, trong quá trình thay bầu đất ta có thể độn trực tiếp xuống dưới đất. Qua tác động của vi sinh vật giai đoạn sau sẽ được lên men và phân hủy từ từ, cây cảnh sau đó có thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý chôn rác cách xa chỗ trồng cây cảnh 1 đoạn vì quá trình lên men của rác thải có thể tỏa ra 1 phần nhiệt, đối với những cây cảnh có bộ rễ nhạy cảm thì điều này rất dễ đe dọa đến an toàn sự sống của chúng.
Còn nếu bạn đã ủ rác hoai mục thì có thể bón cho cây thoải mái.