Uống nước đậu đen rang nhớ thêm 1 thứ: Hiệu quả giảm cân cao gấp đôi, đẩy lùi nhiều bệnh tật

( PHUNUTODAY ) - Các nghiên cứu đã cho thấy tăng tiêu thụ các thực phẩm thực vật như đậu đen làm giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim...

Thành phần dinh dưỡng của đậu đen

Một nửa chén đậu đen hầm chứa gần 312 calo, với 8g protein, 0,5g chất béo, 0g cholesterol, 20g carbohydrate và 8g chất xơ.

Một phần ăn này cung cấp 10% nhu cầu sắt hằng ngày, 14% nhu cầu thiamin, 32% nhu cầu folate, 15% magiê, 12% phospho, 9% kali, 6% kẽm, 9% đồng và 19% nhu cầu mangan.

Đậu đen cũng chứa đa dạng các chất dinh dưỡng thực vật như các saponin, anthocyanin, kaempferol, và quercetin, tất cả đều có những đặc tính chống ô xi hóa.

Uống nước đậu đen rang gừng đều đặn 1 tuần: Cơ thể nhận 7 thay đổi

1. Hỗ trợ giảm cân rất tốt

Người xưa vẫn thường ví "Một nắm đậu đen tốt như thang thuốc bổ" là bởi loại hạt nhỏ bé này đem lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Nhắc đến nước đậu đen là nhắc đến một thức uống giảm cân lành mạnh.

Chất xơ đã được thừa nhận là một yếu tố quan trọng trong giảm cân và quản lý cân nặng nhờ chức năng “làm đầy” hệ thống tiêu hóa. Trong khi đó, đậu đen chứa nhiều chất xơ, làm tăng cảm giác no và giảm thèm ăn, khiến bạn cảm thấy no hơn trong thời gian dài hơn, qua đó giảm được lượng calo hấp thu nói chung.

Các nghiên cứu đã cho thấy tăng tiêu thụ các thực phẩm thực vật như đậu đen làm giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim và tử vong nói chung, đồng thời thúc đẩy làn da và mái tóc khỏe mạnh, tăng sinh lực và giảm cân.

cach-nau-nuoc-dau-den-voi-gung-giam-can-2

2. Khỏe xương khớp

Chất sắt, canxi, mangan, đồng và kẽm có trong đậu đen đều góp phần duy trì cấu trúc và sức khỏe của xương. Canxi và phốt pho có vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương. Trong khi đó, sắt và kẽm có thể hỗ trợ độ chắc khỏe và đàn hồi của xương.

Chính vì thế, nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên uống nước đậu đen pha gừng để tăng cường sức khỏe xương khớp. Thức uống này càng có lợi cho những người có bệnh nền ít có năng lượng vận động như bệnh tiểu đường, huyết áp...

3. Ngăn ngừa cảm lạnh

Dược tính của trà gừng đậu đen có vị cay nồng, tính ấm có tác dụng xua tan cảm lạnh, kích thích tiết mồ hôi và có tác dụng xua tan mầm bệnh, giảm các triệu chứng cảm hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trà gừng đậu đen chỉ thích hợp với cảm mạo phong hàn, không hợp với cảm mạo phong nhiệt, gừng vốn có tính nóng, người bị cảm mạo phong nhiệt uống trà gừng sẽ làm bệnh nặng thêm.

4. Dưỡng huyết, bổ thận

Y học Trung Quốc cho rằng màu đen thuộc thủy, và nước đi đến thận. Thận của con người chi phối tinh và huyết, thận được nuôi dưỡng thì khí và huyết của cơ thể mới đủ. Uống nước đậu đen gừng thường xuyên có thể giúp bổ thận và làm giảm các triệu chứng của thiếu thận, yếu thắt lưng và đầu gối, thấp khớp, các vấn đề về khớp...

5. Thanh nhiệt, giải độc

Đậu đen có tác dụng thanh nhiệt giải độc đường ruột. Hơn nữa còn giúp tiêu thũng, nhuận huyết, hạ ứ huyết, giảm chướng bụng, trừ độc, cải thiện sức khỏe của dạ dày.

6. Tốt cho người tiểu đường

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 ăn chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ có mức đường huyết thấp hơn. Trong khi đó, một cốc nước đậu đen rang gừng chứa tới 15g chất xơ – tương đương khoảng 60% nhu cầu chất xơ của một người trong một ngày.

7. Giảm cảm giác buồn nôn

Gừng có chứa một thành phần gọi là shogaol, có thể làm giảm cảm giác buồn nôn. Những người bị say tàu xe, say nắng có thể uống một tách trà gừng đậu đen trước khi lên xe sẽ giúp ngăn ngừa triệu chứng buồn nôn và nôn. Những người đang nôn nao cũng có thể uống một tách trà gừng đậu đen để giúp giảm bớt cảm giác khó chịu.

Rủi ro có thể gặp khi sử dụng đậu đen

Các loại đậu chứa oligosaccharides hay galactans thuộc nhóm đường phức tạp mà cơ thể không thể tiêu hóa được vì nó thiếu enzym cần thiết - alpha-galactosidase. Do đó, khi ăn các loại đậu có chứa thành phần hợp chất này, bao gồm cả đậu đen có thể khiến một số người bị đầy hơi và khó chịu ở ruột. Nếu bạn gặp những triệu chứng này liên quan đến việc ăn các loại đậu, bạn có thể cân nhắc để có thể từ từ đưa chúng vào chế độ ăn uống của mình. Một lựa chọn khác mà bạn có thể sử dụng để khắc phục tình trạng này là ngâm đậu lâu hơn, chọn đậu đã nảy mầm hoặc xả nước dùng để ngâm đậu khô.

Điều này có thể giúp loại bỏ các thành phần oligosaccharide, raffinose và stachyose, đồng thời loại bỏ một số vấn đề về tiêu hóa. Chế độ ăn tổng thể là quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa bệnh tật và đạt được sức khỏe tốt.

Bạn nên ăn một chế độ ăn uống đa dạng hơn là chỉ tập trung vào từng loại thực phẩm là chìa khóa để có một sức khỏe tốt. Đồng thời kết hợp với thói quen sống lành mạnh cùng với việc thực hiện hoạt động thể lực thường xuyên để nâng cao sức khoẻ.

Những người không nên uống đậu đen

Người thể hàn lạnh

Đậu đen vốn có tính mát nên không dùng cho người bị hư hàn như: loét hành tá tràng, dễ tiêu chảy, tiêu chảy mạn, chân tay lạnh, mệt mỏi, sợ lạnh… Với những người bị chứng bệnh này nếu uống nước đậu đen sẽ làm cho bệnh nặng hơn, khó điều trị dứt điểm thậm chí còn làm phát sinh thêm các bệnh khác.

Người đang dùng thuốc

Đậu đen vốn là loại hạt có tính năng giải độc bởi trong đậu đen có chứa các chất như protein, phốt pho hữu cơ, các kim loại nặng có thể kết hợp thành chất kết tủa. Vì vậy nếu người đang trong quá trình dùng thuốc mà uống nước đậu đen thì nước đậu đen sẽ phản ứng với các thành phần có liên quan trong thuốc, từ đó làm cho thuốc không thể phát huy hiệu quả như mong muốn.

Người già, trẻ em

Hàm lượng protein trong đỗ đen rất cao khiến cho người già, trẻ em hay người có thể trạng yếu, khó tiêu thụ hết lượng protein trong đậu đen, vì vậy khi uống nước đậu đen dễ gây ra vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng.

Trong đậu đen còn chứa nhiều Phytat chất này gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho… dẫn tới thiếu máu, loãng xương vì vậy trẻ em và người già cũng được khuyên là không nên dùng.

Chỉ uống đậu đen với 1 lượng vừa đủ. Ngoài 3 nhóm người được khuyên là không nên uống trên thì với người khỏe mạnh chỉ nên uống 1 ngày 1 ly. Người có bệnh lý tiêu hóa chỉ nên uống 1-2 ly/tuần.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link