Hàn Tử Cao, dã sử còn gọi là Trần Tử Cao, vốn tên thật là Man Tử, xuất thân trong một gia đình nghèo khó, tổ tiên nhiều đời làm nghề khâu giày kiếm sống. Mặc dù xuất thân nghèo hèn nhưng Hàn Tử Cao lại được trời phú cho gương mặt vô cùng tuấn tú, khả ái.
Sử sách chép rằng, thời bấy giờ chiến loạn liên miên, Hàn Tử Cao theo cha chạy nạn khắp nơi, do đó chàng hay gặp phải loạn quân. Thế nhưng, mỗi lần kề gươm vào tới cổ của Hàn Tử Cao, bọn loạn quân lại ngỡ ngàng vì tưởng như mình đang được đứng trước mặt một bậc thần tiên Cuối cùng, Hàn Tử Cao không những không bị giết mà còn được bọn loạn quân bảo vệ, đưa ra khỏi vùng nguy hiểm.
Lại có chuyện khác kể rằng, Hàn Tử Cao sống ở đô thành chỉ một thời gian ngắn nhưng danh tiếng về sự đẹp trai thì đã vang khắp xa gần. Khắp nơi thiếu nữ tìm tới hiệu giày của Hàn Tử Cao đông như trảy hội, mua giày thì ít mà ngắm dung nhan của tay thợ giày họ Hàn thì nhiều.
Tuy nhiên, Hàn Tử Cao lại tỏ ra rất lạnh lùng. Chính sự lạnh lùng của Hàn Tử Cao lại càng khiến những cô thiếu nữ thêm si mê cuồng nhiệt hơn.
Ngay cả công chúa cũng phải lòng...
Lúc bấy giờ, cô công chúa triều Trần đính hôn với một người tên là Vương Nhan - một quý tộc xuất thân giàu có và cũng nổi tiếng khôi ngô tuấn tú. Khi công chúa tâm sự cùng với cô hầu trên đời này chẳng có ai đẹp hơn chàng”. Ai ngờ, cô người hầu lại cho biết Hàn Tử Cao đẹp hơn rất nhiều.
Thấy vậy, công chúa không phục, cho rằng Vương Nhan mới là người đẹp trai nhất. Do đó, quyết định tự mình tới hiệu giầy để “kiểm chứng” nhan sắc của Hàn Tử Cao. Kết quả là ngay khi nhìn thấy Hàn Tử Cao, cô công chúa triều Trần đã như bị hớp mất hồn vía, từ đó, chỉ chăm chăm theo đuổi Hàn Tử Cao, quên luôn người chồng sắp cưới của mình.
Thế nhưng, Hàn Tử Cao vẫn lạnh lùng như chẳng biết công chúa tồn tại. Công chúa tương tư thành bệnh cuối cùng ho ra máu mà chết.
“Nam hoàng hậu”...
Vào một ngày họ Hàn tới phủ thái thú để xin giấy thông hành về quê. Lúc bấy giờ, quan thái thú là Trần Tây - người sau này trở thành Trần Văn Đế, đã không khỏi kinh ngạc vì vẻ đẹp lạ lùng của người thanh niên đứng trước mặt mình.
Không thể giấu được sự ham muốn và tò mò, Trần Tây bước tới trước mặt của Hàn Tử Cao hỏi: “Người đẹp, ngươi có đồng ý theo ta, cùng hưởng vinh hoa phú quý hay không?”. Lúc bấy giờ, Hàn Tử Cao ngước mắt nhìn lên vị tướng quân trẻ tuổi, gật đầu đồng ý. Khi đó, Hàn Tử Cao mới 16 còn Trần Tây mới tròn 22.
Sau đó, Trần Tây cho rằng, cái tên Man Tử quá quê kệch mới quyết định đổi thành tên Tử Cao và hết mực sủng ái Hàn Tử Cao.
Hai người gắn với nhau như hình với bóng, cả ngày không chịu rời nhau. Tới đây, không thể không nói, Hàn Tử Cao cũng là một thiên tài. Ban đêm phải hầu ngủ một vị võ tướng như Trần Tây còn ban ngày thì học võ công, cưỡi ngựa bắn tên. Không những vậy, Hàn Tử Cao còn tiến bộ rất nhanh, chỉ một thời gian ngắn sau đó đã trở thành một cao thủ, cùng với Trần Tây xông pha trận mạc, vào sinh ra tử, lập nhiều chiến công.
Có lần, Trần Tây nói với Hàn Tử Cao rằng: “Sau này nếu như ta làm hoàng đế thì sẽ lập ngươi làm hoàng hậu. Giang sơn này sẽ thuộc về hai chúng ta”.
Tuy nhiên, từ trước tới nay, chưa từng thấy người đàn ông nào được phong làm hoàng hậu, vì vậy, suy nghĩ một hồi, Trần Tây nói thêm: “Chỉ sợ ta và ngươi cùng giới tính, người đời sẽ dị nghị mà thôi”. Nghe Trần Tây nói vậy, Hàn Tử Cao bèn nói: “Từ thời cổ đại đã có nữ vương thì tất cũng phải có nam hoàng hậu. Nếu như chúa công có ơn, tôi có chết cũng cam lòng”.
Về sau, khi Trần Tây đánh bại triều Lương, lập ra nhà Trần, lên ngôi hoàng đế, sử gọi là Trần Văn Đế thì việc đầu tiên họ Trần nghĩ tới chính là lập Hàn Tử Cao làm hoàng hậu. Tuy nhiên, các đại thần trong triều thi nhau phản đối, không thể phong cho một người đàn ông như Hàn Tử Cao làm hoàng hậu được.
Sau nhiều tranh cãi, cuối cùng, Trần Văn Đế đành phải nhượng bộ đám quần thần “hủ nho”, chẳng có chút “bình đẳng giới” nào của mình, gạt chuyện phong hoàng hậu cho Hàn Tử Cao sang một bên. Mặc dù không phong được Hàn Tử Cao làm hoàng hậu, tuy nhiên, đối với Trần Văn Đế, người duy nhất là hoàng hậu trong lòng ông ta chỉ có một và đó chính là Hàn Tử Cao.
Năm 566, Trần Văn đế mắc bệnh nặng, nằm liệt trên giường. Một mình Hàn Tử Cao ở bên cạnh hầu thuốc, ngày đêm không rời. Ít lâu sau đó, Trần Tây qua đời. Người ta nói rằng, trước ngôi mộ Văn đế Trần Tây có tượng hai con kỳ lân đều là con đực.
Thông thường, khi xây tượng người ta thường xây một đực, một cái, biểu thị cho sự hài hòa âm dương. Nhiều người cho rằng, do lúc sinh thời, Văn Đế Trần Tây không phong được Hàn Tử Cao làm hoàng hậu như đã hứa nên sau khi chết đi quyết định bồi thường cho họ Hàn. Do vậy, Văn đế Trần Tây mới quyết định cho đặt hai con kỳ lân trước mộ mình để tưởng nhớ tới Hàn Tử Cao.