Giúp bạn hạnh phúc và tươi trẻ hơn
Đó là kết quả của một giấc ngủ không bị quấy rầy, cả hai vợ chồng sẽ thức dậy với năng lượng ngập tràn và thấy có thể kiểm soát cuộc sống tốt hơn. Ngủ riêng cũng giúp các cặp vợ chồng có tinh thần và thể chất khỏe mạnh, không bực bội vì giấc ngủ gián đoạn. Nhờ vậy, cả hai cảm thấy hạnh phúc và tươi trẻ hơn.
Giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm
Bước vào tuổi trung niên, khi hệ miễn dịch suy giảm chúng ta dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như lao, nhiễm trùng da... Để không tạo áp lực cho đối phương, lúc này ngủ riêng giường là một lựa chọn.
Cuộc sống vợ chồng gặp bất đồng
Những cuộc cãi vã, tranh luận, bất đồng trong hôn nhân... đã gây ra hiện tượng ngủ giường riêng.
Các cặp vợ chồng trung niên sẽ không tránh khỏi một số mâu thuẫn sau bao nhiêu năm quan hệ tình cảm, nhưng vì điều kiện sống và điều kiện gia đình nên họ sẽ không ly hôn.
Nhưng những giấc mơ khác nhau trên cùng một chiếc giường có thể đã trở thành vấn đề của nhiều cặp vợ chồng trung niên, trong trường hợp này, do cãi vã và mâu thuẫn, hai người sẽ chọn ngủ giường riêng.
Đảm bảo chất lượng giấc ngủ
Tuổi càng lớn thì chất lượng giấc ngủ càng giảm. Đặc biệt là chị em ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh thì rất khó để vào giấc ngủ, ngủ sâu. Vì thế, nếu đối phương bị ngủ ngáy, nghiến răng thì thực sự sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của người còn lại.
Do đó, để không ai bị mất ngủ thì tốt nhất bạn vẫn nên ngủ giường riêng để không ảnh hưởng gì tới nhau. Nhờ đó có thể cải thiện sức khỏe, tốt cho trí não nữa.
Có lợi cho việc duy trì mối quan hệ
Tuy đã bước vào tuổi trung niên, ở bên nhau nhiều năm nhưng không phải cặp vợ chồng nào cũng sẽ tìm được tiếng nói chung hay sống chung hòa hợp. Đã trải qua cả nửa đời người bên nhau với đủ trải nghiệm va vấp, thì đến khi tuổi già cả hai nên ngủ giường riêng để giữ cho nhau khoảng trời riêng mà vẫn không làm mất tình cảm.
Nhiều người nghĩ cứ phải ngủ chung mới là thân thiết nhưng không phải, nó có thể nảy sinh một số mâu thuẫn, không tốt cho việc duy trì mối quan hệ giữa hai bên.
Giúp trân trọng nhau hơn
Nhà trị liệu tâm lý người Mỹ Kristie Overstreet cho hay, ngủ trên những chiếc giường riêng biệt khiến việc lại gần bạn đời không dễ dàng như khi ngủ chung. Lúc đó, bạn nhớ đối phương hơn, suy nghĩ nhiều hơn đến cách tiếp cận và dành thời gian thân mật với nhau.
Tuy nhiên những cặp vợ chồng ngủ riêng có thể gặp phải những rắc rối sau:
Ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng
Ban ngày ai cũng bận bịu, thời gian hiếm hoi để hai vợ chồng có thể giao tiếp sau khi một ngày làm việc thường là trước khi đi ngủ. Việc ngủ riêng sẽ dẫn đến thiếu giao tiếp trước khi đi ngủ, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng.
Dễ xảy ra ngoại tình
Ngày nay con người có nhiều sự kết nối khi mạng xã hội trở nên phổ biến, một khi không kiềm chế được bản thân người ta sẽ rất dễ ngoại tình. Việc mỗi người ngủ một giường tạo điều kiện để vợ (chồng) tâm sự với người lạ, điều này dễ dẫn đến không kiểm soát được cảm xúc và khiến họ đi quá giới hạn.
Nói chung, việc vợ chồng ngủ chung hay không tùy thuộc vào tình cảm và hoàn cảnh của mỗi gia đình. Nếu một trong hai bị bệnh truyền nhiễm hay các vấn đề về giấc ngủ thì không nên ngủ chung. Còn nếu cả hai cùng khỏe mạnh thì có thể ngủ chung hoặc ngủ riêng tùy thích.
Kết luận:
Việc ngủ chung hay riêng là vấn đề tế nhị trong đời sống vợ chồng, nhất là những cặp lớn tuổi. Ngủ riêng hay ngủ chung thì 2 vợ chồng cũng nên thẳng thắn trao đổi với nhau. Không dứt khoát phải ngủ chung hay riêng mà vợ chồng già cần tìm giải pháp tối ưu để một giấc ngủ thoải mái.
Nếu đối với những người khi mà cuộc sống ngày càng có nhiều áp lực, khi mà vợ chồng cảm thấy việc ngủ chung không còn thích hợp trong việc giữ gìn sức khỏe, hay có một giấc ngủ thoải mái bình an thì 2 người nên chọn một số đêm để ngủ riêng là một giải pháp để gìn giữ hạnh phúc vợ chồng, tránh cho cả hai phải “chịu đựng” lẫn nhau một cách không cần thiết và khoảng thời gian này chính là thời gian để bồi bổ sức khỏe, để nghỉ ngơi.