Vì sao phải vệ sinh mũi và làm thế nào mới đúng?

15:00, Thứ bảy 19/12/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Vì sao phải vệ sinh mũi và làm thế nào cho đúng để không gây hại tới cơ thể lại đảm bảo sức khỏe là câu hỏi nhiều người thắc mắc!

Mũi là cửa ngõ của đường hô hấp. Ngoài chức năng thở và ngửi, mũi còn làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí lưu thông. Vì vậy, đây cũng là cơ quan đầu tiên phản ứng với những thay đổi thất thường của thời tiết lúc giao mùa. Bên cạnh đó, mũi còn đối mặt với các tác nhân gây bệnh do ô nhiễm không khí và khói bụi.

Vệ sinh mũi hàng ngày làm giảm nguy cơ viêm mũi, phòng ngừa các biến chứng của viêm mũi ở cả người lớn và trẻ em, theo chuyên gia.

Vệ sinh mũi có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và phòng bệnh cho trẻ đặc biệt khi giao mùa và mùa lạnh, là thời kì bùng phát các dịch bệnh đường hô hấp, đặc biệt là virus. Mà trẻ ở các dịch bệnh này thì 80% gây bệnh lý tai mũi họng cho trẻ con nguyên nhân do virus. Khi mắc bệnh thì các dịch xuất ra trong mũi. Các dịch này là cơ chế tự nhiên của cơ thể tiết ra để tăng kháng thể, đẩy virus vi khuẩn khỏi cơ thể.

vệ sinh mũi đúng cách
Vệ sinh mũi hàng ngày làm giảm nguy cơ viêm mũi.

Tuy nhiên việc tăng tiết quá nhiều lại gây ngạt tắc mũi, làm em bé bị ảnh hưởng hô hấp, thở ít đi, khò khè, sụt sịt thậm chí gây ho thúng thắng. Nếu dịch nhầy này không được đẩy đi thì lại là môi trường tốt cho vi khuẩn phát sinh và phát triển, vì trong dịch nhầy cho rất nhiều protein nên vi khuẩn phát triển rất nhanh nếu bị bội nhiễm với những em bé yếu. Vì vậy khi các dịch viêm, chất nhầy ứ đọng trong mũi thì việc vệ sinh rất quan trọng. Người ta ví việc vệ sinh giống như động tác quét nhà để đẩy rác thải ra khỏi nhà.

Vệ sinh mũi làm cho mũi thông thoáng hơn. Khi mũi thông thoáng, không khí vào nhiều hơn thì mũi sẽ tự khô và sẽ khỏi bệnh, và thậm chí sẽ không gây viêm mũi, viêm tai, viêm phế quản. Do đó, vệ sinh mũi là công tác là biện pháp hàng đầu trong việc phòng và điều trị bệnh đường hô hấp.

Và hàng ngày các bạn nên chú ý vệ sinh mũi vào buổi sáng ngủ dậy, vì buổi sáng các dịch tiết ứ đọng rất nhiều ở đường hô hấp, gây khó chịu và không thông thoáng.

Vệ sinh như thế nào?

Nên xịt mũi đều đặn

Xịt mũi  giúp phòng ngừa và làm giảm mức độ nghiêm trọng các biến chứng của viêm mũi.

Xịt mũi nên tiến hành 2-3 lần mỗi ngày (khi đi học về, sau khi bơi lội, trước khi đi ngủ...) theo tư thế đứng hoặc ngồi, đầu nhìn thẳng.

Trước hết cần làm sạch vùng tiền đình mũi (vùng có lông mũi), đặt vòi xịt trước cửa mũi, bịt một bên cánh mũi và xịt 3 lần bên còn lại.

Sau đó, dùng ngón trỏ để bịt cánh mũi bên này và hỉ mũi bên kia. Lặp lại 2 bước đầu nhưng xịt sâu hơn vào trong 2 bên mũi.

Tần suất rửa mũi

Bạn nên rửa nước muối một lần mỗi ngày, điều đó sẽ giúp làm giảm lượng chất nhầy, giảm chảy nước mũi và rửa trôi các vi khuẩn. Sau khi các triệu chứng giảm, chỉ cần thực hiện rửa mũi 3 lần một tuần.

Rửa mũi

Để rửa mũi, bạn cần có một bình đựng và một lọ nước muối sinh lý. Bạn có thể dùng loại bình xịt dạng phun sương, bình hình củ tỏi (giống như dụng cụ hút mũi có bóng cao su) hay bình neti pot (dạng bình trà nhưng dùng để nhỏ mũi). Nếu không có, bạn có thể dùng tay để đổ nước muối sinh lý vào mũi, mặc dù cách này không dễ đối với những người làm lần đầu.

Những nguyên nhân bạn tự làm mình cảm cúm
Những nguyên nhân bạn tự làm mình cảm cúm
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Dưới đây là những thói quen gây cảm cúm các bạn hãy biết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link