Vì sao phi tần đi lại trong cung phải có người đỡ tay, dìu bước? Nghe lý do hậu thế phải gật gù

( PHUNUTODAY ) - Việc các phi tần đi lại trong cung luôn có người hầu bên cạnh đỡ tay, dìu bước là hình ảnh quen thuộc thường thấy trên phim ảnh. Tại sao, họ không thể đi lại tự nhiên mà phải có người dìu như vậy?

Phi tần chỉ là nô tì của Hoàng đế và Hoàng hậu nhưng họ lại có thân phận cao quý hơn rất nhiều người, do đó, họ không nên động tay động chân làm bất cứ việc gì. Do vậy, từ việc ăn uống, ngủ nghỉ đến chải tóc, trang điểm,... các phi tần đều có cung nhân hầu hạ hết sức ân cần.

Nói cách khác, trong đời sống hàng ngày mỗi hành vi của phi tần đều khiến người xung quanh hiểu rõ, do thân phận đặc biệt nên họ đều có người làm thay mọi việc. Đi đứng cũng là một phần như thế, so với việc tự mình đi lại, có người hầu bên cạnh tay nâng tay đỡ chắc hẳn sẽ thể hiện quyền uy và khí thế hơn rất nhiều.

3-1641737036863709227854

Các phi tần ra sức phô trương thanh thế với nhau, dần dần biến hành vi này trở thành một phương thức thể hiện sự cao quý trong hoàng tộc.

Vào thời phong kiến, tôn ti được phân biệt rõ ràng nên việc đi lại thế nào cho duyên dáng, người hầu có phẩm chất, vị thế ra sao mới được đứng bên cạnh nâng đỡ cho chủ nhân cũng trở thành "kiến thức" mà các phi tần buộc phải học nằm lòng từ bé.

Thế nên trong mắt người hiện đại việc có cả hàng người theo sau và đi đứng chậm chạp, phải có người đỡ nâng trông có thể khá kì lạ, nhưng vào thời ấy, đây là thứ rất được xem trọng trong hoàng cung.

Ngoài việc thể hiện đẳng cấp và sự quý phái, thẩm mỹ của người thời xưa cũng tạo nên thói quen đi đứng đặc biệt này. Trong đó phải kế đến tập tục bó chân nổi tiếng bắt nguồn từ hình tượng gót sen ba tấc nổi tiếng của mỹ nữ Triệu Phi Yến.

Tục bó chân của phụ nữ Trung Hoa cổ đại bắt nguồn từ thời Bắc Tống, thịnh hành vào thời Nam Tống và phát triển mạnh mẽ nhất ở thời nhà Minh. Hầu như họ đã bắt đầu bó chân từ năm lên 4 - 5 tuổi. Đến lúc trưởng thành, khi phần xương chân đã được định hình, họ mới có thể tháo băng vải. Tuy nhiên, cũng có nhiều người quấn băng vải đến lúc qua đời.

Ở Trung Quốc có câu "một đôi chân nhỏ, một bể nước mắt" với hàm ý tục bó chân gây ra rất nhiều đau đớn cho phụ nữ. Người xưa thường chọn ngày 24/8 âm lịch để tiến hành bó chân cho các bé gái 4 - 5 tuổi. Đầu tiên, họ sẽ uốn cong các ngón chân quặp vào trong lòng bàn chân, trừ ngón cái. Sau đó quấn chặt lại bằng dải vải cotton trắng. Khi bàn chân phát triển, tấm vải sẽ thắt chặt đến khi xương chân bị gãy và không phát triển thêm.

Tục bó chân thay đổi hoàn toàn dáng đi và phong thái của người phụ nữ. Tục bó chân ở phụ nữ cũng giống như thói quen đọc sách của người đàn ông, là điều kiện cần thiết để họ gia nhập tầng lớp thượng lưu.

Để có được bàn chân đẹp theo quan niệm thẩm mỹ này, nhiều phi tần đã chấp nhận bàn chân bị biến dạng, thu nhỏ đến mức vô lý để chiều lòng đế vương và hậu quả để lại chính là, họ không thể đi đứng vững vàng như người bình thường. Vậy nên có cung nữ, thái giám đi theo nâng đỡ trở thành việc bắt buộc trong đời sống hàng ngày của họ chứ không đơn thuần là để khoe mẽ.

Ngoài ra còn phải kể đến việc phi tần nhà Thanh thường đi hoa bồn để - loại giày thêu như chúng ta thường thấy trên phim ảnh. Hoa bồn để vừa cao vừa khó đi, chỉ cần di chuyển hơi nhanh hoặc gặp chướng ngại vật là rất dễ khiến chủ nhân của nó té ngã. Thế nên để giữ hình tượng thục nữ, các phi tần thường cần cung nữ, thái giám đi theo để tiện bề đi lại.

Đến thời nhà Thanh, tuy tục bó chân này đã bị bãi bỏ nhưng tâm lý mong bản thân đẹp đẽ, hoàn hảo trong mắt đế vương của các phi tần vẫn còn nên họ luôn thích có người hầu đi theo nâng đỡ để thể hiện sự tao nhã, yểu điệu.

Đến thời Trung Hoa Dân Quốc vào thế kỷ 20 chỉ còn một vài vùng miền hẻo lánh áp dụng hủ tục này.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link