Vì sao trong lễ Vu Lan bạn không thể thiếu bông hồng cài trên áo?

14:40, Thứ ba 29/08/2017

( PHUNUTODAY ) - Mỗi năm đến mùa Vu Lan, chúng ta lại cùng nhau cài 1 bông hồng lên ngực áo. Nhưng vì sao trong lễ Vu Lan bạn không thể thiếu bông hồng cài trên áo và đâu là ý nghĩa thực sự của hành động này!

Vào đầu mùa thu hằng năm, ngày rằm tháng bảy âm lịch là Ngày lễ Vu Lan. Trong ngày lễ này được các chùa tổ chức rất trọng thể, phật tử đến tham dự đông đảo để cầu nguyện cho đấng sinh thành, dưỡng dục. Lễ cài bông hồng trong dịp Vu Lan được xem là một buổi lễ báo hiếu quan trọng đối với những người con Phật. Tuy nhiên buổi lễ này không phải chỉ dành cho Phật tử mà tất cả mọi người không theo đạo vẫn có thể tham dự.

vi-sao-trong-le-vu-lan-ban-khong-the-thieu-bong-hong-cai-tren-ao2

 Bông hồng trên ngực áo thể hiện sự biết ơn và báo hiếu trong lễ Vu Lan 

Theo Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, bông hoa hồng trong cách nhìn của người Việt là loài hoa thông dụng và dễ thương, được nhiều người yêu thích nhất. Đây là loài hoa mang quy ước biểu hiện của tình yêu thương của loài người. Vì thế, Hòa thượng đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông Hồng Cài Áo” vào tháng 8 năm 1962.

Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bâc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành. Với ý nghĩa đó, nhiều người Việt mình đến ngày Vu Lan đều cài một bông hoa màu hồng lên áo, ấy là biểu tượng của việc còn Mẹ - Cha. Ai đã mất mẹ thì cài hoa trắng.

Người có hoa hồng hẳn sẽ tự hào vô cùng vì trên đời này còn có Mẹ - Cha. Ai mang hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, rằng mình đã lỡ mất những gì quý giá nhất, từ đó mà hành động sao cho phải với lương tâm. Vu Lan là dịp đặc biệt để giới trẻ sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn.

Những người đến chùa đều không quên dừng lại để cài lên ngực một bông hồng, để nhắc nhớ về công ơn của cha mẹ. Bông hồng màu đỏ cho những ai may mắn còn cha mẹ trên đời, bông hồng màu hồng cho những người còn mẹ mất cha và bông hồng trắng cho những người kém may mắn khi không còn cha và mẹ trên đời...

Hàng năm cứ vào độ trăng tròn tháng Bảy âm lịch, tức khoảng trung tuần tháng Tám dương lịch là ngày lễ Vu Lan trở về. Vào ngày này các chùa Việt Nam và Trung Hoa thường thiết lễ rất trọng thể và các Phật tử đến tham dự rất đông đảo để cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, cha mẹ quá vãng được siêu sanh tịnh độ, cùng là được nghe các thầy giảng về ý nghĩa lễ Vu Lan và đạo hiếu của người con đối với các bậc sinh thành.

Nghi thức "Bông Hồng Cài Áo" thường được tổ chức trong ngày Lễ Vu Lan ở các ngôi chùa Việt Nam hằng năm để tưởng nhớ những bà mẹ đã khuất và vinh danh những bà mẹ còn tại thế với con cháu. Trong nghi thức đó, các em Phật Tử, với hai giỏ hoa hồng, màu đỏ và màu trắng, sẽ đến cài hoa lên áo từng người dự lễ.

mua_vu_lan_va_y_nghia_cua_bong_hong_cai_ao4

Hoa hồng tượng trưng cho lòng biết ơn và báo hiếu cao cả  

Vu Lan Bồn có nghĩa là dùng lễ vậy dựng trong một cái bồn (thau, chậu) dâng cúng lên các vị tu hành thanh tịnh để nhờ sự chú nguyện của họ, cứu vớt những người bị tội chướng hành hạ, thọ khổ báo trong hiện khiếp và nhiều đời. Điều đó có nghĩa là ngày Vu Lan đã có từ thời Đức Phật, do ngài Mục Kiền Liên xin phật dạy để cứu mẹ.

Trên thế giới này mọi sinh vật đều có sự sống do cha mẹ sinh ra. Cha mẹ phải chịu nhiều khổ cực để sinh con ra, để nuôi con khôn lớn. Đó là lý do chúng ta dùng hoa hồng cài ngực áo để thể hiện sự biết ơn và đọa hiếu ngày Vu Lan.

Con người được hơn những loại động vật khác là có thể hiếu đạo. Nếu ai đó đã không thương cha, kính trọng mẹ thì còn tồi tệ hơn những loại cầm thú. Vì thế nếu chúng ta tự nhận mình là con người thì phải biết ơn và báo nghĩa. Biết ơn là phải biết mình được sinh ra từ đâu. Nhiều người trong chúng ta phủ nhận công nuôi dưỡng của cha mẹ, đã phản bội lại và nói rằng tôi sinh ra từ đất, gió,.. từ đó đâm ra ghét bỏ cha mẹ, phá tan gia cang làm cho cha mẹ phải khổ đau suốt đời.

vi-sao-trong-le-vu-lan-ban-khong-the-thieu-bong-hong-cai-tren-ao3

 Lễ Vu lan hàng nằm không thể thiếu bôn hồng cài áo 

Báo nghĩa là đền đáp những gì cha mẹ đã sinh thành và dưỡng dục chúng ta nên người. Chúng ta báo nghĩa bằng cách lo từng miếng ăn, tấm áo, thuốc thang, đỡ đàn khi cha mẹ già yếu. Người theo Phật giáo khi báo ân cho cha mệ nên hiểu rõ đạo lý báo ân để việc báo ân được kết quả hơn.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Nguyễn Ái