Vị vua 2 tuổi lên ngôi: Chỉ 2 năm sau bị chính ông ngoại chiếm mất ngôi báu

( PHUNUTODAY ) - Trong lịch sử Việt Nam ghi nhận, có vị vua 2 tuổi đã lên ngôi nhưng bị bị chính ông ngoại mình là Hồ Quý Ly ép phải nhường ngôi báu sau 2 năm sau đó.

Vua trong chế độ phong kiến có một quyền lực ngút trời nên vị trí này được rất nhiều người nhòm ngó. Trong lịch sử Việt Nam ghi nhận, có vị vua 2 tuổi đã lên ngôi nhưng bị chiếm ngôi báu sau 2 năm sau đó.

Lên ngôi năm 2 tuổi, làm vua trong 2 năm

vi-vua-len-ngoi-luc-2-tuoi-1

Trần Thiếu Đế (1396-?) tên húy là Trần An là vị hoàng đế thứ 13 và là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là con trưởng của vua Trần Thuận Tông và hoàng hậu Lê Thánh Ngâu - con gái lớn của Hồ Quý Ly. Ông lên ngôi năm 1398, khi mới 2 tuổi, trẻ nhất trong các vua nhà Trần và cũng tại vị ít nhất. Chỉ 2 năm sau, Trần Thiếu Đế bị chính ông ngoại mình là Hồ Quý Ly ép phải nhường ngôi báu.

Dù bị phế, vì là cháu ngoại của Hồ Quý Ly, vua Trần Thiếu Đế giữ được tính mạng của mình. Ông bị giáng xuống làm Bảo Ninh Đại vương. Về sau, sử sách không còn nhắc đến vị vua này nên không rõ năm mất của ông.

Hồ Quý Ly được xem là nhà cải cách giáo dục

Hồ Quý Ly được xem là nhà cải cách giáo dục. Ông là vị vua đầu tiên đưa môn Toán vào nội dung thi cử, dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa dân tộc, cho dịch các kinh, thư, thi. Chính ông đã dịch thiên “Vô dật” trong Kinh thư ra chữ Nôm để dạy vua và hoàng tử, hậu phi, con cái nhà quan, cung nữ; soạn sách Thi nghĩa (giải thích Kinh thi) bằng chữ Nôm; làm thơ Nôm.

Ngoài ra, Hồ Quý Ly rất quan tâm đến việc cải cách, nâng cao tính hiệu quả và thực tiễn của giáo dục, thi cử. Ông đã cho mở rộng hệ thống giáo dục ở địa phương, đặt các học quan, cấp học điền và định lại phép thi cho có quy củ.

vi-vua-len-ngoi-luc-2-tuoi-5

Sử gia Trần Trọng Kim trong sách Việt Nam sử lược viết: “Xem công việc của Hồ Quý Ly làm thì không phải là một người tầm thường, nhưng tiếc thay một người có tài kinh tế như thế, mà giả sử cứ giúp nhà Trần cho có thủy chung (trước sau), thì dẫu giặc Minh có thế mạnh đến đâu đi nữa, cũng chưa hầu dễ đã cướp được nước Nam, mà mình lại được cái tiếng thơm để lại nghìn thu”.

Sách Hồ Quý Ly và những cuộc cải cách trong lịch sử của Viện Sử học Việt Nam nêu nhận định: “Những cải cách của Hồ Quý Ly nhằm mục đích xây dựng một nước Đại Ngu cường thịnh. Tuy nhiên, tư tưởng đổi mới của Hồ Quý Ly và những cải cách của ông thực hiện quá dồn dập trong một thời gian ngắn, không đạt kết quả như mong đợi và đã phản tác dụng, gây ra sự phẫn nộ trong nhân dân”.

Hồ Quý Ly có những cống hiến lớn nêu trong cải cách nông nghiệp

Một cải cách quan trọng được tiến hành trong thời kỳ đó là kinh tế nông nghiệp. Với một đất nước “dĩ nông vi bản” (lấy nghề nông làm gốc), đứng trước tình thế suy thoái, trì trệ, khủng hoảng kinh tế như đã nói trên, thì việc tiến hành cải cách kinh, tế nông nghiệp được đặt lên hàng đầu là cách nhìn đúng đắn của Hồ Quý Ly nhằm mở đường cho sự phát triển.

Chính sách Hạn điền ban hành năm 1397 là một ví dụ tiêu biểu. Nội dung là: trừ một số trường hợp cá biệt, tất cả những chủ sở hữu tư nhân chỉ được phép giữ lại làm của tư một số ruộng đất không quá 10 mẫu. Thực chất đây là một chính sách nhằm xóa bỏ loại hình kinh tế đại điền trang của tầng lớp quý tộc đã trở nên lạc hậu, đang là nhân tố cản trở quá trình củng cố sự thống nhất và tập trung sức mạnh cho Nhà nước trung ương. Còn tuyệt đại bộ phận tầng lớp địa chủ bậc trung nhỏ và nông dân có sở hữu ruộng tư là tầng lớp đại diện cho hình thức kinh tế tiến bộ lúc đó, không bị động chạm đến. Có thể nói, chính sách hạn điền đã mở đường cho sự phát triển của hình thái kinh tế tiến bộ, phù hợp với đặc điểm của kinh tế nông nghiệp Việt Nam lúc bấy giờ.

Thuế nhân đinh cũng có thay đổi đáng kể. Trước đó, tất cả nhân đinh bị thu đồng loạt 3 quan/người. Đến đây, một suất định chỉ phải nộp 1,5 quan. Nét đặc biệt của thuế đinh thời Hồ là chỉ thu ở người có ruộng đất. Những nhân đinh không có ruộng không phải nộp. Đàn bà góa, trẻ mồ côi dù có ruộng cũng được miễn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link